Luyện hình: trọng lượng cần phải hướng vào điểm giữa lòng bàn chân

Luyện hình: trọng tâm cần phải hướng vào điểm giữa lòng bàn chân

Kĩ thuật trị liệu bao gồm nhiều nội dung

Để trị liệu thành công chúng ta cần phải nắm rõ được những thành phần cấu tạo nên một kĩ thuật trị liệu như massage, bấm huyệt, reiki...bao gồm những gì. Việc nắm rõ từng thành phần sẽ giúp cho người trị liệu dễ dàng hơn trong việc tập luyện, định hướng phát triển, tìm ra lỗi sai và những điểm còn thiếu sót để liên tục phát triển năng lực trị liệu của mình. Một trong những vấn đề thường gặp nhất trong tư thế trị liệu đó chính là bị dồn lực vào gót chân, thực tế thì lỗi này vô cùng hay gặp với bất kì người nào làm nghề trị liệu, kể cả người mới vào nghề hay người đã có nhiều kinh nghiệm.

Dồn lực vào gót chân làm tắc nhiều kinh lạc

Tại sao chúng ta phải dồn lực vào lòng bàn chân - Đông Y gọi là huyệt Dũng tuyền - bởi vì trong bàn chân chỉ có duy nhất huyệt vùng này là nơi mềm nhất của lòng bàn chân, khi chúng ta vận động mà biết đặt trọng lượng cơ thể chính xác vào vùng huyệt này (khoảng chừng 1cm vuông) thì sẽ cảm thấy ngay lập tức là cơ trọng lượng cơ thể dường như bị biến mất. Cảm giác này là do các xung lực đến từ việc đứng lệch tư thế đã bị triệt tiêu do cân bằng giữa các nơi, nói dễ hiểu hơn thì điểm huyệt Dũng tuyền là nơi mềm mất lòng bàn chân, nơi này khi đặt trọng lượng cơ thể vào đây thì trọng lượng toàn thân sẽ bị "hút" vào nơi mềm nhất này do đó trọng lượng toàn thân sẽ trở về trạng thái " điểm 0" là điểm cân bằng.

Bất cứ khi nào dồn lực vào gót chân thì một loạt kinh mạch sẽ bị ứ trệ như: kinh bàng quang, kinh đởm, âm kiều mạch, dương kiều mạch... Hình ảnh bên dưới là hình ảnh về đường kinh bàng quang, bạn sẽ thấy đường kinh này chạy "một mạch" từ chân lên tận mắt, do đó niếu dồn lực vào gót chân lâu ngày sẽ làm cho mắt của bạn bị khô và mờ. Có lẽ điểm này quả là rất khó hiểu, nhưng thực sự là như thế, bài viết này không tập trung vào việc phân tích mối liên quan mật thiết trong hiện tượng này, xin hẹn các bạn ở các bài viết sau.

Nói dễ làm thì khó

Việc nói phải chú ý đưa trọng lượng cơ thể vào lòng bàn chân thì đơn giản, nhưng trong thực tế trị liệu thì nó rất rất là khó, bởi vì chúng ta có thói quen này đã từ rất lâu rồi, thói quen này đến từ sự đi lại dồn vào gót (bạn có thể kiểm tra gót giầy, dép của bạn mà xem, nó bị mòn sớm hơn những vùng khác). Trong người có khoảng 600 cơ xương khác nhau nhằm giúp cơ thể vận động trong rất nhiều tình huống trong cuộc sống như đi lại, chạy, thể dục, thể thao... mỗi một vận động thì cần 600 cơ này phải phối hợp với nhau một kiểu nhằm tạo ra hiệu quả tối đa cho vận động đấy. Nói vậy để thấy quả thật để có một vận động lý tưởng thì đòi hỏi phải có sự luyện tập chăm chỉ, cần cù trong những điều nhỏ nhất. Hãy chú ý nhiều hơn tới đôi chân của bạn, bạn sẽ thấy rất nhiều trường hợp trọng lượng cơ thể bạn không thề đặt vào lòng bàn chân, mà lại đặt vào gót chân, hãy ngay lập tức điều chỉnh cơ thể mình một cách tinh tế để điều chỉnh trọng lượng cơ thể vào điểm lòng bàn chân (huyệt Dũng tuyền). Cứ làm như vậy đều đều, mỗi ngày thì bạn sẽ thấy cơ thể mình có nhiều thay đổi rất thú vị, bạn sẽ đỡ đau đồi gối hơn, đỡ đau lưng hơn, bàn chân ấm hơn, cử động linh hoạt hơn...