Học thuyết Thiên nhân hợp nhất

Con người là tiểu vũ trụ

Thiên nhân hợp nhất là quy luật về nhân thế có sự tương quan với vũ trụ thiên nhiên và cũng có liên quan với môi trường hoàn cảnh. Học thuyết này cũng dựa vào quy luật tương quan để nói lên giữa vũ trụ "thiên nhiên" và hoàn cảnh xã hội cùng với "nhân thể" (thiên nhân) luôn có sự tác động qua lịa, mâu thuẫn lẫn nhau nhưng dù sao cũng phải "hoà hợp thống nhất" (hợp nhất) để mà tồn tại. Vì thế nên gọi "thiên nhân hợp nhất".

Nhân thân là tiểu thiên địa (con người là mộ vũ trụ thu nhỏ) cho nên ngoài trời đất (đại vũ trụ) có năm hành thì trong co người (tiểu vũ trụ) cũng có năm tạng; trời thiếu ở phương Tây Bắc (khuyết âm) thì tai, mắt bên phải con người không nghe rõ bằng bên trái; đất thiểu ở phương Đông nam (khuyết dương) thì tay chân bên trái con người kkông mạnh bằng bên phải. Trời nuôi dưỡng con người bằng ngũ khí, đất nuôi dưỡng con người bằng ngũ vị và con người còn có sự tác động bởi môi trường hoàn cảnh xã hội nữa; chính vì thế mà con người chẳng những có chỉnh thể ở trong nhân thể, mà "nhân thể" còn phải được sự "hoà hợp thống nhất" với môi trường "thiên nhiên" và hoàn cảnh xã hội... cho nên nói "thiên nhân" có "hợp nhất" thì con ngươi fmới được tồn tại.

Người xưa quan niệm con người cũng như sinh giới nói chung đều do trời đất sinh ra, con người tồn tại và hoạt động sống trong tự nhiên cho nên giữa con người và thiên nhiên có sự tương ứng và hoà hợp, từ đó hình thành  Học thuyết Thiên nhân hợp nhất được bàn nhiều trong Nội kinh ở các thiên: Tứ khí điều thần luận, Sinh khí thông thiên luận, Âm dương ứng tượng đại luận, Trước chí giáo luận, Dị pháp phương nghi luận, Tạng khí pháp thời luận...; đặc biệt thiên Âm dương ứng tượng đại luận viết "Điều dưỡng thân thể mà khôgn theo vào lẽ tự nhiên thì bệnh tật sẽ phát sinh". Như vậy sự sinh tồn và phát triển của vạn vật đều trực tiếp chịu ảnh hưởng của hoành cảnh tự nhiên mà con người cũng không ngằm ngoài quy luật ấy. Thiên Bảo mệnh toàn hình luận thì viết: "Trong khoảng trời đất có đầy đủ vạn vật thì khôgn gì quý bằng người, người nhờ vào khí của trời đất và tinh khí của đồ ăn thức uống mà sinh tồn; theo vào quy luật sinh, trưởng, thu, tàng của bốn mùa mà trưởng thành".

Sự tương ứng giữa con người và vũ trụ thuộc vào thuyết tam tài (thiên nhân địa), thuyết này giải thích mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên có ảnh hưởng lẫn nhau và dựa vào nhau đề cùng tồn tại. Xuất phát từ quan niệm chỉnh thể của thiên nhân hợp nhất, trên lĩnh vực nhận thức các nhà y học bàn luận rất sâu rộng về quan hệ thiên nhân và coi con người là một vũ trụ nhỏ "nhân thân tiểu vị thiên địa"; giữa con người và trời đất không có sự tác biệt là là nhỏ nhất.

Có rất nhiều điềm tương ứng giữa hình tượng và các số của vũ trụ với con người

  • Trời tròn - Đầu tròn
  • Đất vuông - Chân vuông
  • Tứ thời, tứ tượng - Tứ chi
  • Ngũ hành - Ngũ tạng, ngũ dịch, ngũ quan, ngũ thể
  • Bát tiết - Bát môn
  • Bát chỉnh - Bát mạch kỳ kinh
  • Cửu thiên, cửu chân - Cửu khiếu
  • 12 tháng - 12 kinh lạc, 12 đốt khí quản
  • Sông ngòi - Huyết mạch
  • Lục khi, lục khí - Lục phủ
  • 360 ngày trong năm - Người có 360 đốt xương