Đánh giá tác dụng chống oxy hoá của Phương pháp Dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng với cựu chiến binh nhiễm Dioxin

Tập dưỡng sinh

(Tóm tắt nghiên cứu)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiễm độc dioxin được coi là một tình trạng nhiễm độc hóa chất mạn tính. Cũng như những bệnh lý nhiễm độc hóa chất mạn tính khác như nhiễm độc chì, benzen, nhiễm độc dioxin gây ra các quá trình oxy hóa mạnh trong cơ thể và giải phóng ra nhiều gốc tự do. Tình trạng nhiễm độc tồn tại trong một thời gian dài sẽ làm nguồn chất chống oxy hóa trong cơ thể bị cạn kiệt, làm giảm nồng độ và hoạt độ các enzym như SOD, CAT, GPx. Các gốc tự do sẽ tạo ra hàng loạt phản ứng bất lợi cho cơ thể [1]. Điều trị các bệnh lý nhiễm độc mạn tính thường kết hợp nhiều phương pháp như dùng các loại thuốc và các phương pháp tập luyện nhằm thải độc và cải thiện các triệu chứng bệnh [2], [3].. Phương pháp tập luyện dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng là phương pháp tập dưỡng sinh theo bài tập của bác sỹ Nguyễn Văn Hưởng được áp dụng ở bệnh viện Y học cổ truyền trung ương từ năm 1957 đến nay [2]. Đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh tác dụng của  phương pháp thông qua đánh giá ảnh hưởng của phương pháp tập luyện lên các nhóm chỉ số cận lâm sàng và lâm sàng [4], [5], [6].

Từ năm 2009-2013, chúng tôi ứng dụng phương pháp tập dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng trên nhóm bệnh nhân nhiễm độc ben zen mạn tính và bệnh nhân béo phì.Kết quả bước đầu có tác dụng làm tăng nồng độ enzyme chống oxy hóa như: SOD, GPX, TAS và làm giảm nồng độ gốc tự do MDA trong huyết tương trên các đối tượng nghiên cứu [7], [8]. Để có thêm những minh chứng về tác dụng chống gốc tự do của phương pháp tập luyện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu cụ thể là “Đánh giá tác dụng chống gốc tự do của phương pháp tập luyện dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng trên các cựu chiến binh phơi nhiễm với dioxin

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

  • Nghiên cứu được tiến hành trên 60 đối tượng là các cựu chiến binh phơi nhiễm Dioxin đã tham gia chiến đấu trong những vùng rải chất độc màu da cam của quân đội Mỹ. Các đối tượng này tình nguyện tham gia nghiên cứu
  • Tiêu chuẩn chọn đối tượng:
    • Chọn các cựu chiến binh có phơi nhiễm chất độc da cam Dioxin gồm các  cựu chiến binh hoạt động ở chiến trường miền Nam, nơi bị rải chất độc hóa học trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước (từ năm 1960 đến 1975); độ tuổi trên 60 tuổi cả nam và nữ; không mắc các bệnh tăng huyết áp cơn, suy thận nặng, gan nặng, các bệnh cấp tính, truyền nhiễm, lao, ung thư.
  • Tiêu chuẩn loại trừ
    • Không tự nguyện tham gia nghiên cứu; không tuân thủ phương pháp luyện tập; bỏ tập từ 3 ngày trở lên.

Phương pháp nghiên cứu

  • Thiết kế nghiên cứu:
    • Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu lâm sàng, so sánh trước và sau điều trị, so sánh với nhóm chứng.
    • Cỡ mẫu nghiên cứu: Gồm 60 đối tượng đủ tiêu chuẩn trên để nghiên cứu  và được chia thành 2 nhóm theo phương pháp ghép cặp bảo đảm sự tương đồng giữa 2 nhóm.  Mỗi nhóm gồm 30 đối tượng.
    • Nhóm nghiên cứu (NC): tập theo phương pháp dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng [3]
    • Nhóm chứng (C): tập theo phương pháp Hubbard [2].
    • Cả hai nhóm đều được dùng thuốc bổ trợ theo phác đồ nền.
  • Nội dung phương pháp  
    • Nhóm nghiên cứu: Tập luyện theo phương pháp dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng: Gồm các phần: Luyện thư giãn- Luyện thở- Luyện ở tư thế động (tự xoa bóp, tập vận độn
    • Nhóm chứng: Tập luyện theo phương pháp Hubbard: Gồm các phần: chạy bộ -  Tắm hơi nóng gián đoạn (xông hơi nóng).
    • Uống thuốc bổ trợ ở cả  2 nhóm gồm Betex (Vitamin B1, B6, B12), dạng viên nén.và Omega-3 viên nang mềm 1000mg
    • Thời gian tập trong ngày từ 15h đến 16h30 phút hàng ngày. Liệu trình 15 ngày, sau đó được khám và xét nghiệm lại vào ngày thứ 16.

III. KẾT LUẬN:

Phương pháp dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng trên đối tượng cựu chiến binh phơi nhiễm với dioxin có tác dụng làm tăng hoạt độ các enzym SODtp, SODhc, GPX, TAS (p < 0,01) và làm giảm hoạt độ MDA (p < 0,05). Sự khác biệt sau luyện tập so với trước luyện tập có ý nghĩa thống kê (p<0,05) và tương đương với nhóm chứng luyện tập theo phương pháp Hubard).

Bài viết được trích từ: Tạp chí nghiên cứu Y Dược học cổ truyền Việt Nam