Bấm huyệt giảm đau dạ dày trong 5 phút

trung quan

Bấm huyệt giảm đau dạ dày trong 5 phút

Cơ thể con người là ngôi nhà chung của hàng trăm tỉ tế bào, chúng sinh sống, tồn tại, phát triển và chết đi ngay bên trong chính cơ thể chúng ta. Những tế bào trong cơ thể được phân loại dựa vào chức năng và vị trí của chúng trong cơ thể ví dụ như tế bào da, tế bào gan, tế bào phổi, tế bào cơ, tế bào xương.v.v.. Mỗi tế bào ngoài việc tự mình sinh sống, tự mình chuyển hoá chất dinh dưỡng, tự mình thích nghi với những biến đổi bên ngoài thì chúng luôn có sự tương tác với những tế bào xung quanh. Thực tế trong các sách vở y khoa đều chỉ rõ, hàng tỉ tế bào trong cơ thể luôn có sự giao tiếp với nhau một cách liên tục thông qua nhiều "ngôn ngữ đặc biệt", vì thế nếu có 1 tế bào hoặc một nhóm tế bào nào đó có sự thay đổi vì lý do bệnh tật hoặc do lão hoá tự nhiên thì sẽ ảnh gây hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi hoạt động chức năng của các tế bào khác.

Những hiểu biết ở trên chúng ta có được là nhờ sự phát triển của những môn học nghiên cứu về con người như giải phẫu học, sinh lý học, mô học ... trong vài thế kỷ trở lại đây. Tuy nhiên, nguyên lý về sự tương tác qua lại giữa những thành phần trong cơ thể, sự liên hệ mất thiết của những chức năng sống với nhau đã được những nhà y học cổ đại Á đông khám phá ra từ hàng nghìn năm trước đây nhờ vào khám hiện ra hệ kinh lạc - hệ thống dẫn truyền năng lượng đi khắp toàn thân.

Nhờ khám phá ra hệ thông kinh lạc và quy luật vận hành của chúng, mà những thầy thuốc cổ đại đã góp phần cải thiện được rất nhiều vấn đề sức khoẻ khác nhau như: đau nhức xương khớp, đau đầu, đau bụng, ăn uống khó tiêu, ù tai, mắt kém, yếu tay chân v.v.. Sự hiểu biết và những kinh nghiệm sử dụng hệ kinh lạc quý báu đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ một cách thận trọng nhờ vào những tác phẩm quý báu được viết bởi những danh y nổi tiếng.

Ngày nay, những kinh nghiệm quý báu đó không những không bị mai một khi đem so sánh với những thành tựu rực rỡ của nền y học hiện đại, mà ngược lại nó đang rất được quan tâm, sử dụng, nghiên cứu chuyên sâu tại khắp nơi trên thế giới. Thực tế cho thấy việc sử dụng hệ thống kinh lạc và cụ thể hơn là huyệt đạo trong việc phòng bệnh, trị bệnh, giảm nhẹ triệu chứng của bệnh tật đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, đều này có thể dễ dàng thấy rõ khi ngay tại những quốc gia có nền y học hiện đại phát triển rất cao như Mỹ, Pháp, Anh, Úc, Thuỵ sỹ ... người dân đang ngày càng tỏ ra ưa chuộng sử dụng liệu pháp huyệt đạo trong việc chăm sóc sức khoẻ bản thân và cộng đồng.

Một trong những vấn đề sức khoẻ mà liệu pháp huyệt đạo đã chứng tỏ hiệu quả đấy chính là tác dụng giảm đau nhức cấp tính và một trong những loại đau nhức cấp tính mà bấm huyệt có tác dụng rất tốt đấy chính là đau dạ dày. Vì vậy, ngay trong phạm vi bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu những huyệt đạo có khả năng giảm đau dạ dày tốt nhất và cách sử dụng chúng trong thực tế.

Để sử dụng huyệt đạo một cách an toàn, hiệu quả thì điều quan trọng là phải biết được Huyệt đạo là gì? và những lưu ý quan trọng khi dùng huyệt? Huyệt đạo (còn gọi là Huyệt vị) là những điểm đặc biệt trên cơ thể được các nhà Y học cổ đại tìm ra từ hàng nghìn năm trước đây. Huyệt đạo có thể được ví như là những "thảo dược tự nhiên" tồn tại trên cơ thể con người từ khi sinh ra, có tổng cộng 361 huyệt đạo cổ truyền có vị trí rõ ràng trên 14 đường kinh mạch chính, vì thế nếu biết cách tác động đúng phương pháp vào những huyệt đạo này chúng ta có thể hoàn toàn chủ động tạo ra được rất nhiều loại thuốc tự nhiên giúp cải thiện sức khoẻ cho chính cơ thể mình. Ngày nay, nhận thấy rõ vai trò to lớn của hệ thống Huyệt đạo với sức khoẻ con người trên toàn cầu, WHO - Tổ chức y tế thế giới đã xuất bản tài liệu chính thức về Huyệt đạo.

Huyệt giảm đau dạ dày số 1: Huyệt Hợp cốc

Vị trí: Ở bờ ngoài, giữa xương bàn ngón tay trỏ

Huyệt giảm đau dạ dày số 2: Huyệt Nội quan

Vị trí: trên cổ tay 2 thốn, giữa khe gân cơ gan tay lớn và bé

 

Huyệt giảm đau dạ dày số 3: Huyệt Trung quản

Vị trí: lỗ rốn thằng lên 4 thốn

 

Đơn vị thốn trong Y học cổ truyền

 

Sử dụng 3 huyệt giúp giảm đau dạ dày

  1. Lựa chọn huyệt: nếu có thời gian, có thể sử dụng cả 3 huyệt theo thứ tự Hợp cốc - Nội quan - Trung quản. Thứ tự này được đề xuất theo kinh nghiệm, việc thay đổi thứ tự các huyệt không ảnh hưởng đến hiệu quả giảm đau.
  2. Xác định vị trí của Huyệt: sử dụng sơ đồ vị trí huyệt và cách đo thốn theo đồ hình liên quan ở trên.
  3. Kĩ thuật tác động lên huyệt: ấn thẳng vào huyệt và giữ tối thiểu 1 phút/1 huyệt, giữ từ 2-3 phút/1 huyệt sẽ cho hiệu quả tốt hơn.
  4. Lực bấm: cần tạo ra cảm giác bấm rõ ràng tại huyệt vị, nếu bấm quá nhẹ sẽ có ít tác dụng, nếu bấm quá mạnh làm đau quá sức chịu đựng cũng sẽ không cho nhiều tác dụng hơn.
  5. Thời gian làm: tổng thời gian bấm cả 3 huyệt không nên quá 15 phút
  6. Kết hợp với thuốc và liệu pháp khác: việc sự dụng huyệt đạo trong giảm đau cấp tính cần có sự hỗ trợ của thuốc hoặc liệu pháp hỗ trợ tuỳ thuộc điều kiện cụ thể trong từng tình huống.
  7. Tư tế và cảm nhận tăng hiệu quả: có thể thực hành bấm 3 huyệt trong tư thế ngồi, nằm ngửa hoặc thậm chí là đứng. Muốn có hiệu quả cao cần đưa cơ thể và tâm trí vào trạng thái thoải mái, dễ chịu, thư giãn.
  8. Hơi thở sâu: để giúp việc giảm đau hiệu quả hơn, nên kết hợp với hơi thở chậm sâu đều khi bấm huyệt.
  9. Số lần làm: ngày tối thiểu làm 1 lần, hoàn toàn có thể nhiều hơn vì liệu pháp huyệt đạo rất an toàn, mỗi lần cách nhau 2-3 tiếng.

 

Bài viết liên quan:

Huyệt Mệnh môn và ứng dụng trị đau lưng, cải thiện sức khoẻ cột sống

Huyệt đạo giúp cải thiện vấn đề tiêu hoá ngày Tết

Sức mạnh chữa lành của tinh thần P2: Kết nối

Sức mạnh chữa lành của tinh thần P1: khám phá

Sức mạnh chữa lành của tinh thần P3: Trở về

------------

Tìm hiểu sâu hơn về các khoá học trị liệu tự nhiên, y học cổ truyền, chăm sóc sức khoẻ chủ động

Khoá học trị liệu & chăm sóc sức khoẻ chủ động Online - Bs Lê Hải

Chi tiết các khoá học Online - Bs Lê Hải

Kênh Youtube học trị liệu: XEM NGAY