Cơ sở lý thuyết của châm cứu lục khí

Cơ sở lý thuyết của châm cứu lục khí

Cơ sở lý thuyết của châm cứu lục khí

Châm cứu là một phát kiến vĩ đại của Ðông y, cơ sở của châm cứu là hệ thống Kinh lạc. Có thể mô tả ngắn gọn như sau: Con người sống được là nhờ có khí huyết, khí huyết di chuyển trong cơ thể nhờ hệ kinh lạc - đó là một hệ thống gồm các đường kinh chính chạy dọc theo cơ thể và các đường lạc chạy ngang, nối với nhau thành một hệ thống đi khắp toàn thân. Trên đường kinh có các lỗ hổng gọi là huyệt, là nơi khí huyết ra vào. Khi dùng kim châm vào huyệt, tức là tác động vào khí huyết, sẽ có tác dụng điều chỉnh cơ thể chống lại bệnh tật. Và khác hẳn các lý thuyết Ðông y khác thường mơ hồ, những tài liệu châm cứu đã mô tả rất tỉ mỉ đường đi của kinh lạc, vị trí các huyệt

1.Thuyết phản chiếu

  • Vũ trụ, con người, xã hội là một thể thống nhất (vạn vật đồng nhất thể). Do đó, con người là sự phản chiếu của vũ trụ (nhân thiên tiểu thiên địa). Trong con người mỗi bộ phận đặc thù đều phản chiếu cái tổng thể của nó (tứ là cơ thể). Bộ mạch thốn khẩu là tiêu biểu cho toàn cơ thể, mọi trạng thái thuộc về tâm lý, sinh lý, bệnh lý của con người, đều được thể hiện trên mạch lý. Hay nói cách khác hơn, bộ mạch chính là tấm gương phản chiếu,ghi nhận một cách có hệ thống, chọn lọc những gì thuộc về phạm vi con người, ở trạng thái tĩnh và động của nó. Thuyết này được áp dụng vào châm cứu lục khí bằng phương pháp chẩn mạch của châm cứu lục khí
  • Tình trạng của khí huyết, âm dương, hư thực, công năng từng tạng phủ… được phản chiếu lên bộ mach ở cổ tay. Được gọi là mạch thốn khẩu, được chi làm 3 bộ thốn, quan, xích kết hợp với 3 mức nông sâu là thượng án, trung án và trọng án.Nhờ bắt mạch mà người làm châm cứu có thể biết được tình trạng khí huyết trong cơ thể, biết được sự lưu thông tốt hay là không, khí huyết dưa thừa hay bị thiết, thừa chỗ nào, và thiếu chỗ nào…

2.Thuyết biểu hiện

Được biểu hiện dưới 3 góc độ:

- Không gian: những gì bên trong sẽ hiện ra bên ngoài, những gì bên dưới sẽ hiện ra ở trên

- Thời gian

  • Những gì sắp sảy ra sẽ được dự báo trước
  • Những gì đã xảy ra đều lưu lại dấu vết
  • Những gì đang xảy ra đều lưu lại biểu hiện

- Biểu hiện bệnh lý: Tình trạng của khí huyết trong kinh lạc, tình trạng của lục khí trong cơ thể đều được thể hiện trên 6 bộ mạch bằng 8 quẻ của bát quái. Dựa vào quẻ tượng và các bộ thủy-hỏa, thổ-thử, kim-mộc mà thầy thuốc tìm ra được bộ huyệt nhằm cân bằng và ổn định lại lục khí toàn của toàn bộ cơ thể

3.Thuyết cục bộ

  • Một cơ quan hay một bộ phận nào trong cơ thể, có sự bất ổn tiềm tàng, hay đang thời kì diễn tiến, thì bộ mạch tương ứng với đường kinh hoặc tạng phủ bị bệnh sẽ biến đổi thành (dịch) bộ mạch bị bệnh. Lúc đó bình mạch sẽ chuyển thành mạch bệnh
  • Mỗi huyệt có tác dụng ở xa (tới các cơ quan), nó còn có tác dụng cục bộ (tại chỗ) và lân cận nữa. Vì thế trong châm cứu lục khí mới nói: dùng thủ chữa cho túc, dùng túc chữa cho thủ, dùng âm chữa cho dương, dùng dương chữa cho âm, dùng kim chữa cho mộc, dùng hỏa chữa cho thủy…

4.Thuyết đồng bộ

  • Có sự tương ứng về vị trí, tượng mạch, hình thái mạch và thời kỳ xuất hiện, giữa các loại dấu hiệu báo bệnh giữa toàn thân và bộ vị tương ứng. Tuy nhiên cũng có ngoại lệ, bộ vị bị bệnh thì có tượng mạch bình thường nhưng lại thấy có sự bất thường ở bộ vị khác. Đơn giản là vì 12 kinh mạch và 8 kì kinh bát mạch có liên quan với nhau để vận chuyển lục khí điều hòa khắp toàn thân. Việc trở ngại của 1 trong 6 khí sẽ ảnh hưởng qua lại với nhau, phụ thuộc vào sự thông hay tắc của đường kinh. Chình vì thế cần phải thực hành nhiều để có kinh nghiệm tìm gốc bệnh

5.Thuyết biến dạng

  • Các dấu hiệu báo bệnh ở trên bộ mạch không phải là bất biến, mà bộ mạch sẽ có sự biến đổi tùy vào thời gian,mức độ (nặng, nhẹ), tình trạng và diễn tiến bệnh tật của từng cá nhân.

6.Thuyết giao thoa

  • Bệnh thuộc phần khí có thể ảnh hưởng qua phần huyết
  • Bệnh thuộc phần huyết có thể ảnh hưởng qua phần khí
  • Nên khi bệnh nhân bị bệnh, bắt mạch tay trái (thuộc huyết) mà không có bệnh (bình mạch) thì biết chắc rằng bệnh nằm ở phần khí, hay là bộ mạch bên tay phải sẽ đi theo dạng mạch bệnh và ngược lại