Học thuyết Tạng tượng
Tạng là chỉ nội tạng, tạng phủ và các tổ chức cơ quan trong cơ thể; tượng là tượng trưng, hình tượng và các biểu tượng về hình thái, chức năng sinh lý, hiện tượng bệnh lý của nội tạng phản ánh, biểu hiện ra bên ngoài cơ thể mà ta có thể nhận thức được. Vương Băn nói : "Tượng tức là thể hiện ra ngoài có thể trông thấy được", con Trương Cảnh Nhạc nói:"Tượng là hình tượng, tạng chứa ở bên trong, hình hiện ra bên ngoài cho nên nói là tạng tượng". Tạng tượng là quy luật hoạt động sống cua rnooij tạng con người.
Tạng phủ gồm có : 5 (ngũ) tạng, 6 (lục) phủ và 6 phủ khác thường (phủ kỳ hằng). Ngũ tạng là: tâm (tâm bào), can, tỳ, phế, thận; lục phủ là đởm, vị, tiểu trường, đại trường, bàng quang, tam tiêu; sáu phủ kỳ hằng là: não, tuỷ, xương, mạch, đởm, bào cung. Tạng và phủ tuy đều là nội tạng của thân thể ngươi ta, nhưng có sự phân biệt nhất định. Thiên Ngũ tạng biệt luận sách Tố Vấn viết: "Ngũ tạng là tàng trữ tinh khí mà không tả ra cho nên đầy mà không chắc, lục phủ là truyền tống những vật đã hoá đi mà không tàng chữ cho nên chắc mà không đầy".
Chức năng chung của ngũ tạng là tàng tinh khí; chức năng của lục phủ là thu nhân thức ăn uống, tiêu hoá chúng, hấp thu và phân bố tân dịch, bài tiết cặn bã. Như vậy, ngũ tạng chỉ chứa mà không tiết đi, là đầy mà không thực (mãn nhi bất năng thực); lục phủ là dẫn truyền, tiêu hoá thức ăn, là thực mà không đầy (thực nhi bất năng mãn. Khi vị thực thì trường hư, khi trường thực thì vị hư; còn khi cả trường vị đều thực thì đầy và sinh bệnh, Phủ khác thường (phủ kỳ hằng) khôgn giống tạng hoặc phủ nêu ở trên, chúng có đặc tính của tạng là tàng mà không thiết, nhưng cũng có đặc biểm của phủ là những có quan rỗng.
Hoạt động phức tạp của sự sống con người đều bắt nguồn từ công năng của nội tạng. Công năng hoạt động của tạng phủ không riêng lẻ mà có quan hệ mật thiết với nhau, nương tự lẫn nhau để tồn tại. Tạng phủ tuy ở sâu kín trong cơ thể, nhưng chúng có quan hệ mật thiết với các tổ chức khí quan bên ngoài; bên trên thông với bảy khiếu (tai, mắt, mũi, miệng); bên dưới thông với tiền âm và hậu âm; bên ngoài hợp với bì phu, cân, cốt, cơ nhuc, da lông, v.v... Đó là quan hệ toàn diện nữa nội tạng với các tổ chức của cơ thể, mối quan hệ này chủ yếu thông qua 12 kinh lạc. Nhờ đó liên kết các tổ chức khi squan trong toàn thân thành một khối chỉnh thể hữu cơ.
Học thuyết Tạng tượng là một bộ phận trọng yếu tỏn ghệ thống lý luận của y học cổ truyền. Nó được xây dựng trên cơ sở giải phẫu cổ đại (một phần), nhưng chủ yếu àl trên sự quan sát nghiên cứu hoạt động của các tạng phru qua hiện tượng sống của con người với sự chỉ đạo của quan điểm thiên nhân hợp nhất và được giải thích bằng lý luận âm dương ngũ hành, vì vậy khi nghiên cứu Học thuyết Tạng tượng, cần lưu ý một số điểm:
- Mỗi một tạng không phải chỉ là thực chất cơ quan trong giải phẫu học hiện đại mà chủ yếu bao gồm cơ năng hoạt động sinh lý của tạng đó và mối liên hệ hữu cơ giữa tạng đó với các tạng khác.
- Hệ thống hoạt động của tổ chức có quan dựa vào mối liên hệ lẫn nhau trong hoạt động sinh lý của các tạng mà phân chia ra.
- Học thuyết Tạng tượng đã phản ánh đầy đủ sự thống nhất giữa cơ thể với thế giới tự nhiên.