Giảm ngay đau mỏi cổ gáy nhanh chóng bằng 4 huyệt

Trị liệu đau mỏi cổ gáy nhanh chóng bằng 4 huyệt

Giảm ngay đau mỏi cổ gáy nhanh chóng bằng 4 huyệt

Nói đến đau mỏi cổ vai gáy thì chắc chắn sẽ có rất rất nhiều người trong độ tuổi đi làm mắc phải chứng đau mỏi vai gáy này. Có nhiều mức độ đau mỏi khác nhau nhưng thường thì bệnh sẽ diến biến như thế này:

  • Đau nhẹ: tức là cảm thấy mỏi vùng cổ gáy và hai vai, khó chịu, ngồi lâu thì phải ngoái đầu, ngoái cổ, nghêng bên này bên kia thì thấy thoải mái hơn, thỉnh thoảng phải đưa tay lên bóp bóp hoặc vỗ vỗ vào vùng vai bị đau thì thấy thoải mái và dễ chịu.
  • Đau nhiều: biểu hiện đau nặng hơn, khó chịu hơn, vùng cổ gáy và vai bắt đầu thấy sự co cứng, đau nhiều một bên, hôm thì đau bên nọ, hôm thì đau bên kia, hoặc cứ đau triền miên một bên. Khi tự mình bóp vào vùng cổ gáy, vai đau hoặc người khác xoa bóp cho thì thấy các cơ bị cứng, có chỗ rất cứng, xuất hiện những cục lật xật, lạo xạo khi ấn và day vùng cổ ấn vào thấy đau nhức nhưng lại dễ chịu. Đau có thể kèm theo thấy mỏi tay khi đi xe, hoặc khi với một vật gì đó trên cao thì dễ mỏi hơn…
  • Đau nặng: nếu bị đau như vậy thì chắc chắn cần phải nhờ đến sự trợ giúp của những người có chuyên môn, bởi vì nếu không có sự giúp đỡ này thì chúng ta không thể nào chịu được sự khó chịu, mệt mỏi, khổ sở do tình trạng đau gây ra.

Nói gì thì nói thì phòng bệnh hoặc trị bệnh từ sớm thì luôn có kết quả tốt hơn rất nhiều so với việc để bệnh bị nặng rồi mới tính tới chữa. Lúc bệnh còn mới thì các bài massage, xoa bóp, day ấn huyệt hay tích cực phòng bệnh là những liều thuốc vô cùng quý giá. Trong bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn những huyệt đạo dễ tìm và hiệu quả nhất, giúp giải phóng đau nhức vùng vai nhanh chóng.

1- Huyệt Đại chuỳ (DU14)

2- Huyệt Thiên trụ (UB 10)

Huyệt thiên trụ

3- Huyệt Phong trì (GB 20)

4- Huyệt Hậu khê (SI 3)

 Cách dùng huyệt:

  1. Nếu không thể xác định chính xác huyệt thì chỉ cần gần đúng cũng có tác dụng trị liệu
  2. Huyệt nào ở hai bên đều có thì bấm cả 2 cùng lúc nếu được, không thì làm từng bên một. Quan trọng nhất là thấy thoải mái, dễ dàng trong khi làm.
  3. Dùng ngón trỏ hoặc cái để tác động vào huyệt
  4. Có thể dùng cây ấn huyệt hoặc đuôi bút chì, đầu đũa... để ấn huyệt
  5. Mỗi huyệt ấn 1-2 phút
  6. Khi bấm huyệt sẽ thấy cảm giác hơi căng tức, nặng đau thì là điều bình thường
  7. Quan trọng nhất là người bệnh cảm thấy thoải mái với việc trị liệu
  8. Có thể dùng thêm dầu xoa bóp, tinh dầu, hơ ngải cứu, dán salonpas lên vùng huyệt để tăng hiệu quả trị liệu
  9. Những huyệt mà tay có thể với tới thì hoàn toàn có thể tự dạy bấm.

 

!!! Một số hướng dẫn để thành công trong sử dụng xoa bóp bấm huyệt

!!! Tuyển tập bài viết truyền cảm hứng về chăm sóc sức khoẻ bằng Y học truyền thống

hoc tri lieu online

 

dang ki tu van