Học thuyết Âm dương Ngũ hành

Âm dương và ngũ hành

Học thuyết Âm dương

Học thuyết Âm dương là cơ sở lý luận quan trọng của Y học cổ truyền. Từ quan niệm về tự nhiên và nhận thức về sinh lý, bệnh lý của con người đến chẩn đoán, trị liệu, dụng dược và phòng bệnh đều không ngoài học thuyết âm dương. Học thuyết này được bắt nguồn từ Kinh dịch, được hệ thống hoá và phát triển ở Nội kinh. Lý luận âm dương trong Nội kinh vết về các quy luật phát sinh và phát triển của tạng tượng, công năng sinh lý, bệnh tật và chẩn đoán, điều trị bệnh trên các mặt: lý, pháp, phương, dược thành hệ thống lý luận sâu sắc.

Từ chỗ dựa vào các đồ hình người xưa đã tìm ra quy luật của các con số, trên cơ sở đó đã phát hiện ra các quy luật của vũ trụ. Một trong các quy luật đó chính là quy luật âm dương, theo quy luật này thì vạn vật đều có hai mặt âm dương mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau, sự tác động lẫn nhau và vận động không ngừng của âm dương là nguồn gốc của vạn vật vạn động biến hoá để phát sinh và phát triển trong vũ trụ.

Thông qua giải thích kinh, Dịch truyện đã kế thừa và phát triển lý luận về âm dương như Đường Dung Xuyên nói:"Người phát minh âm dương không ai khác là dịch". Y học cổ truyền đã vận dụng Học thuyết âm dương ngũ hành làm cơ sở lý luận coi âm dương là đạo của trời đất, là gốc của sinh mệnh, là kỷ cương của vạn vật. Sinh lý, bệnh lý của cơ thể người... cũng như chẩn đoán, trị liệu, phòng bệnh đều phải nhờ Học thuyết Âm dương.

Học thuyết Ngũ hành

Ngũ là năm, hành là vận hành. Triết học Đông phương quan niệm rằng đại biểu cho vật chất ở tự nhiên có 5 loại cơ bản là :mộc, hoả, thổ, kim, thuỷ; giữa chúng có sự vận hành tương quan với nhau đề cùng nhau phát triển. Trong quá trình phát triển lại có sự chế ước lẫn nhau để gìn giữ sự cân bằng theo quy luật nhất định (như tương sinh, tương khắc...), từ đó người xưa xây dựng nên Học thuyết Ngũ hành.

Xuất phát từ việc quan sát, theo dõi quả đất luôn luôn quay vòng, quay hết một vòng là một ngày đêm, quay hết 365,25 vòng thì hết một vòng quỹ đạo địa cầu. Sưl quay vòng của quả đất là thường xuyên, như vậy rõ ràng quả đất quay vòng không phải chỉ do lực tự động của nó mà luôn luôn có sự thúc đẩy, kiềm chế nó (tức là lực hấp dẫn của các tinh cầu trong hệ thái dương cũng như các tinh cầu có liên quan trong bầu trời)

Trái đất mang theo bầu khí quyển (tức là khí ở chính giữa) đi vòng khắp 4 phương trong bầu trời là chịu ảnh hưởng của khí ở 4 phương trời khác nhau và hợp lại thành ra khí ngũ hành, khí ngũ hành luân lưu khắp ở phía trên, phía ngoài, phái trong và phía dưới vùng khí giao là cho sự hoá sinh ở vùng khí giao không bao giờ ngưng tắt.

Ngũ hành tức là 5 bước vận hành (trung ương, Đông, Tây, Nam, Bắc) của khí trời đất ở vùng khí giao, Phía trên, phái ngoài vùng khí giao là khí trời làm chủ (trời là dơng, dương là động, động thì hoá khí); phía dưới phái trong vùng khí giao là khí đất làm chủ (đất là âm, âm thì tĩnh, tĩnh thì thành chất). Như vậy ngũ hành ở trời tức là khí lưu hành ở trời, ngũ hành ở đất tức là chất lưu hành ở đất. Trời dương giao đất âm tức là khí hoà vào chất; đất âm giao với trời dương tức là chất hoà vào khí. Khí với chất hoà hợp với nhau trong vùng khí giao mà hoá sinh ra mọi thứ hữu hình của quả đất, tổng hợp lại mà nói là : mộc, hoả, thổ, kim, thuỷ; nhưng sự hoà hợp hoá sinh đó điều phải tuânt heo quy luật vận hành 5 bước của khí trời, khí đất. Ví dụ:

  • Cây cối thì qua 5 bước: sinh, trưởng, hoá, thu, tàng.
  • Động vật thì qua 5 bước: sinh, trưởng, suy, lão, dị.

Tuỳ theo từng laoij mà 5 bước như vậy khác nhau ở thời gian dài ngắn, không gian lớn hay bế mà thôi. Năm bước đó gọi là ngũ hành, có nghĩa là vận hành liên tục không có dừng lại. Vì thế nói đến sự hoá sinh của trời đất phải nói đến âm dương, nói đến âm dương là phải nói đến ngũ hành. Âm dương, ngũ hành là nguồn gốc hoá sinh mọi thứ hữu hình và vô hình trong trời đất, đồng thời cũng là quy luật vận động biến hoá của tất cả mọi sự sống.