Huyệt trên mạch Đốc

Mạch Đốc

Mạch Đốc

  • Đường đi: Đốc mạch bắt đầu từ phía dưới tử cung đối với nữ và phía sau tuyến tiền liệt đối với nam, vòng ra huyệt Trường cường, chạy dọc lên sống lưng, qua huyệt Phong phủ, lên đỉnh đầu, ra giữa trán rồi xuống sống mũi, cuối cùng kết thúc tại huyệt Ngân giao ở môi trên và giao với Nhâm mạch.
  • Chức năng: Đốc mạch nằm ở giữa phần lưng, kiểm soát các đường kinh dương trên toàn thân. Nó cũng có quan hệ mật thiết với tuỷ sống và đại não. Đốc mạch có chức năng đả thông, dự trữ cũng như điều hoà khí huyết trong cơ thể. Hai chức năng lớn của Đốc mạch là điều tiết và kiểm soát những hoạt động tự duy, hoạt động của cơ quan sinh dục có liên quan đến thận. Các huyệt vị của Đốc mạch đều giúp tráng dương, tăng cường sức đề kháng và làm thân thể tráng kiện. Việc điều dưỡng, bồi bổ và làm ấm Đốc mạch cùng các huyệt vị tráng dương khác sẽ giúp tránh được các chứng cảm mạo, đau nhức đầu cổ gáy, eo lưng nhức mỏi, hay quên, ngủ kém, tinh thần suy nhược, thậm chí là tai biến mạch não, liệt dương, di tinh, lãnh dục và các bệnh do tạng Thận suy yếu.

Huyệt thường dùng

1- Huyệt Trường cường - Trị táo bón và bệnh trĩ
Vị trí: Nằm sấp, nhấc mông lên, điểm lõm nằm ở giữa đầu xương cùng và hậu môn là huyệt.
Kĩ thuật trị liệu: Huyệt có tác dụng giúp xương sống dẻo dai, tăng khí thận, nên có thể dùng để bồi bổ năng lượng cho cột sống và giúp điều hoà âm dương. Tác động bằng cách dạy bấm hoặc trà nóng vùng xung quanh huyệt, mỗi lần làm từ 3-5 phút hoặc lâu hơn cho đến khi đạt kết quả mong muốn.

2- Huyệt Yêu dương quan - Trị đau lưng 
Vị trí: Nằm sấp, xác định điểm cao nhất của xương cánh chậu, chỗ lõm tại giao điểm giữa đường nối hai điểm này với cột sống, dưới mỏm gai đốt thắt lưng 4 là huyệt.
Kĩ thuật trị liệu: Huyệt nằm tại vị trí chịu lực lớn nhất khi cơ thể vận động, vì thế dương khí đến đây dễ gặp trở ngại nhất. Khi cơ thể mệt mỏi hay thiếu dương khí, ta sẽ thấy đau nhức mỏi ở vùng này. Đâu cũng là nơi dễ bị thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng. Nên thường xuyên xoa bóp mỗi ngày, bằng cách dùng hai lòng bàn tay hoặc hai mu tay, trà nóng lên xuống từ Yêu dương quan đến huyệt Trường cường.

3- Huyệt Mệnh môn - Bồi bổ thận và giúp xương sống dẻo dai
Vị trí: Đứng thẳng, từ rốn xác định đường vòng quanh eo. Giao điểm giữa đường này với cột sống là huyệt. Nằm dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 2.
Kĩ thuật trị liệu: Huyệt có quan hệ mật thiết với dơng khí ở tạng Thận. Cứu huyệt Mệnh môn là phương pháp hữu hiệu để tăng cường dương khí cho thận và trị các chứng bệnh đau lưng, mỏi gối, thoái hoá cột sống, yếu sinh lý, liệt dương, kinh nguyệt không đều, lãnh cảm ở nữ. Hàng ngày cũng nên dùng 2 tay xoa bóp kĩ vùng huyệt và xung quanh huyệt theo hình tròn, mỗi lần nên làm từ 2-5 phút.

4- Huyệt Chí dương - Trị đau tim và đau dạ dày
Vị trí: Nằm sấp, hai tay áp sát thân, nơi lõm xuống dưới mỏm đốt sống ngực thứ 7, trên đường nối hai đầu mút dưới của hai xương bả vai là huyệt.
Kĩ thuật trị liệu: Huyệt là nơi dương khí dồi dào nhất và cũng là điểm tựa của toàn thân, có chức năng làm giãn lồng ngực và dưỡng cơ hoành. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giúp giảm đau, xoa dịu cơ đau thắt ngực, đau dạ dày hay đau bụng. Tác động bằng cách day ấn, trà xát cho nóng hoặc cứu ngải đều cho kết quả cao.

5 - Huyệt Đại chuỳ - Trị chứng sợ lạnh
Vị trí: Nằm tại nơi lõm xuống dưới mỏm đốt sống cao nhất ở gáy, dưới mỏm đốt sống cổ 7.
Kĩ thuật trị liệu: Đại truỳ và Thần khuyết là cặp huyệt có vai trò quan trọng trong việc điều hoà âm dương trên toàn thân thể để giúp cơ thể khoẻ mạnh, tráng kiện. Vào mùa đông, khi cơ thể bị lạnh, ta nên cứu huyệt này để làm ấm toàn thân. Khi sốt cao do cảm mạo thì nên kết hợp giác hơi huyệt Đại chuỳ, vỗ huyệt Khúc trì, bấm huyệt Hợp cốc cho đến khi ra mồ hôi thì sẽ nhanh chóng hạ sốt.

6 - Huyệt Phong phủ - Trị cảm mạo
Vị trí: Ở tư thế ngồi, đầu cúi xuống, từ giữa rìa tóc ở gáy đo lên 1 thốn là huyệt.
Kĩ thuật trị liệu: Huyệt chuyên dùng để trị các bệnh về phong như cảm, sốt, nghẹt mũi, sổ mũi, viêm họng, khan tiếng, chóng mặt hoa mắt, nhức đầu, cứng cổ gáy, đau lưng. Tác động bằng cách day bấm bằng ngón tay hoặc cạo gió vùng huyệt dọc xuống hai bên cơ cổ.

7 - Huyệt Bách hội - Trị các chứng sa
Vị trí: Nằm tại giao điểm giữa đường nối liền hai đỉnh vành tai qua đỉnh đầu và đường dọc giữa đầu.
Kĩ thuật trị liệu: Ngải cứu huyệt này sẽ trị được chứng suy nhược cơ thể, sa tử cung, sa dạ dày, sa trực tràng. Châm cứu huỵệt Bách hội sẽ giúp tráng dương. Ngoài ra huyệt này còn trị được các chứng đau đầu, chóng mặt do tăng huyết áp, cáu giận, hay trúng gió gây ra. Có thể kích thích huyệt bằng cách day bấm từ 2-3 phút.

8 - Huyệt Nhân trung - Huyệt cấp cứu
Vị trí: Nằm dưới đáy mũi một khoảng bằng 1/3 chiều dài của rãnh Nhân trung.
Kĩ thuật trị liệu: Huyệt có chức năng khai khiếu tỉnh thần, hồi dương cố thoát. Bấm huyệt Nhân trung sẽ giúp bệnh nhân hôn mê hồi tỉnh. Đối với chứng trung gió, trúng nắng ở người lớn, động kinh ở trẻ em, choáng váng, ngất xỉu vì mất máu ở sản phụ thì có thể day bấm huyệt này để cấp cứu. Tác động vào huyệt thường từ 3-5 phút hoặc lâu hơn cho đến khi có tác dụng.

Huyệt Trường cường

Huyệt Yêu dương quan

Huyệt Mệnh môn

Huyệt Chí dương

Huyệt Đại truỳ

Huyệt Phong phủ

Huyệt Bách hội

Huyệt Nhân trung