Lịch sử phát triển của phản xạ liệu pháp
Nguồn gốc xa xưa nhất của phản xạ liệu pháp và việc sử dụng phương pháp này trong việc phục hồi sức khoẻ kế hợp với thuật chiêm tinh được cho là có nguồn gốc từ người Ai cập cổ đại, tại Ai cập thời cổ đại, luôn có những nhà chiêm tinh học/nhà vật lý cổ đại dành cả đời để quan sát và nghiên cứu về các vì sao trên bầu trời, nhằm khám phá ra những nguyên lý, quy luật của tự nhiên chi phối các hoạt động của con người, để từ đó tìm ra phương pháp trị liệu các chứng bên khác nhau.
Người Ai cập cổ đại
Tài liệu cổ xưa nhất, có ghi chép về việc sử dụng phản xạ liệu pháp đã được tìm thấy trong ngôi mộ của một Thầy chữa người Ai cập có tên là Ankmahor có niên đại vào khoảng 2500 trước công nguyên. Thầy chữa Ankmakor được biết đến là người có tầm ảnh hưởng rất lớn tại Ai cập cổ đại, và chỉ đứng sau tầm ảnh hưởng của nhà Vua Ai cập. Các tài liệu được tìm thấy trong hầm mộ bao rồm rất nhiều những hình vẽ liên quan đến y học, và một trong số đó được coi là đồ hình cổ đại nhất viết về phản xạ liệu pháp. Hình vẽ miêu tả hai người bệnh nhân được trị liệu bằng phản xạ liệu pháp trên bàn tay và bàn chân. “Đừng làm đau tôi”, là câu nói của một người bệnh trong một đoạn văn còn ghi chép lại, và tiếp theo là câu trả lời người người trị liệu “Bạn đừng lo, tôi sẽ làm nhẹ nhàng”
Phản xạ liệu pháp được sử dụng trong cả việc phòng bệnh và trị bệnh, hoặc người trị liệu sẽ khám và trị từng bệnh theo từng bệnh nhân cụ thể. Trong quá trình trị liệu bằng phản xạ, thì người bệnh sẽ theo một liệu trình mà người trị liệu đề ra bao gồm việc chữa trị và thực hiện các lời khuyên để bảo vệ sức khoẻ một cách đồng thời. Hàng nghìn năm trôi qua, có nhiều trường phái phản xạ liệu pháp đã được áp dụng và phát triển tại châu Mỹ, châu Phi và vùng Viên Đông. Việc phát triển phản xạ liệu pháp theo nhiều hướng khác nhau, là do mỗi người có những kinh nghiệm riêng trong điều trị, người ta sẽ thay đổi thời gian trị liệu kéo dài hoặc rút ngắn, thay đổi lực ấn - nặng hay nhẹ, hoặc thay đổi bằng cách kết hợp các loại dụng cụ như qua ấn hoặc con lăn bằng sừng hay bằng gỗ.
Sử dụng que gỗ trong ấn vùng phản xạ trên bàn chân
Phản xạ trong thời đại Y học mới
Bác sỹ William Fitzgerald là người đi tiên phong trong việc phát triển phản xạ học trong thời đại y học mới - Tây Y. Là một bác sỹ tai mũi họng người Mỹ, trong quá trình điều trị bệnh của mình, ông đã nhận ra rằng những người Mỹ bản xứ (Native Americans) đã sử dụng những kĩ thuật bấm huyệt để giúp giảm các chứng đau nhức. Ông cũng tìm thấy nhiều tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học tại Châu Âu về thần kinh chức năng chỉ ra các tác dụng thông qua việc kích thích vào các thụ cảm thần kinh trên cơ thể con người. Những điều mà bác sỹ Fitzgerald tìm thấy vào thời gian đó đã trở thành nền tàng lý luận và cơ sở khoa học của liệu pháp phản xạ học hiện đại.
Phương Pháp Rwo Shur
Tại nhiều nhiều nơi ở Châu Á, như Đài loan, Trung quốc, Singapore, trị liệu bằng phản xạ theo phương pháp Rwo Shur đã được áp dụng từ lâu. Kĩ thuật này sử dụng lực tác động mạnh, tạo nên cảm giác khá đau nhức do phương pháp này sử dụng nhiều việc ấn và miết bằng ngón cái, kết hợp với sử dụng khớp ngón tay hoặc que ấn bằng gỗ. Đặc trưng của phương pháp này là sử dụng lực ấn mạnh, chắc và kết hợp với kem bôi thay vì sử dụng bột (phấn rôm). Rwo Shur cho kết quả nhanh chóng, hiệu quả nhiều khi rất đặc biệt, thường 1 buổi trị liệu sẽ kéo dài khoản 30 phút với mục đích kích hoạt lại các cơ quan nội tạng, hơn là thư giãn. Phương pháp Rwo Shur được Cha Joseph Eugster, mội người Thuỵ sỹ phát triển tại Đài Loan. Với kinh nghiệm của bản thân về tác dụng của phản xạ liệu pháp, ông đã gặp hàng nghìn gười để chia sẻ và điều trị cho họ bằng phương pháp này.
Phương pháp Ignham
Đây là kĩ thuật cơ bản và phổ biến nhất trong trị liệu bằng phản xạ liệu pháp trên thế giới ngày nay. Nó được khởi xướng và phát triển tại Mỹ vào những năm 1920 bởi người được coi là Mẹ của phản xạ liệu pháp là Eunice Ingham. Bằng rất nhiều nghiên cứu của mình, bà đã đưa ra các bản đồ phản xạ của toàn bộ cơ thể trên bàn chân và bàn tay một cách chi tiết và đầy đủ. Ngoài ra, bà cũng phát triển các kĩ thuật tác động sử dụng ngón cái và các ngón tay mà ngày nay được biết là kĩ thuật ấn Ingham. Kĩ thuật ấn độc đáo này được gọi là “ngón cái đi bộ” (Thumb walking), để thực hiện kĩ thuật này, người làm sẽ gập và duỗi thẳng ngón cái di chuyển theo các chiều khác nhau tại những vùng phản xạ có tác dụng trong trị liệu.
Eunice Ingham đã giới thiệu và phổ biến các kĩ thuật của bà trong cộng đồng xã hội, chứ không phải trong giới y khoa, bởi vì bà biết rằng, với phương pháp này rất nhiều người có thể tự chữa lành cho bản thân và giúp đỡ co những người xung quanh. Phương pháp của bà đơn giản, dễ áp dụng vì thế phản xạ liệu pháp lúc này được sử dụng cho việc trị liệu cá nhân, phục hồi sức khoẻ tại gia đình hay bạn bè. Bà đã xuất bản 2 quyển sách về phản xạ là Những câu chuyện mà đôi chân có thể nói (Stories the Feet Can Tell) xuất bản năm 1938 và quyển Những câu chuyện bàn chân đã nói (Stories the Feet Have Told) xuất bản năm 1963. Nhà phản xạ học sử dụng phương pháp Ingham sẽ thường sử dụng bột phấn rôm hơn là sử dụng các loại kem bôi, và 1 buổi trị liệu thường kéo dài trong vòng 60 phút, mục tiêu của phương pháp là giúp cơ thể thư giãn và tái lập cân bằng tổng thể.
Liệu pháp vùng (Zone Therapy)
Liệu pháp phản xạ vùng là nền tảng của phản xạ học hiện đại, kĩ thuật viên phản xạ trị liệu sẽ dùng lực tác động kích thích các điểm và vùng phản xạ trên bàn tay hoặc bàn chân, nhờ có lực tác động này mà dòng chảy của máu trong vòng tuần hoàn và những xung thần kinh sẽ được thay đổi tại các vùng cơ thể có liên quan đến vùng phản xạ.
Nguyên lý vùng năng lượng và dòng chảy năng lượng liên quan đến bệnh tật và sự phục hồi đã được biết đến từ nhiều thế kỉ trước. Harry Bond Bressler, người đã khám phá ra khả năng được chữa lành của các cơ quan trong cơ thể thông qua việc ấn huyệt và công bố trong quyển sách của ông năm 1955 mang tự đề Liệu pháp phản xạ vùng (Zone Therapy), trong sách đó đoạn viết:” Phương pháp sử dụng lực ấn đã được biết đến và phổ biến rộng rãi tại các nước Trung Âu, nó đã được giảng dạy trong nhiều lớp học khác nhau. Phương pháp phản xạ này có vẻ đã được áp dụng từ thế kỷ thứ 14.
Bác sĩ William Fitzgerald
Bác sỹ người Mỹ William Fitzgerald được coi là người sáng lập liệu pháp Phản xạ vùng. Ông đã dành rất nhiều thời gian nghiên cứu về cách thức giúp giảm đau nhức sử dụng việc ấn vào các vùng trên cơ thể, ông đã phát hiện ra rằng, việc ấn vào một vùng nào đó trên cơ thể có tác dụng là tê một vùng khác cách xa vùng được ấn. Ví dụ là, việc kẹp ngón tay bằng chiếc kẹp quần áo gỗ sẽ tạo ra cảm giác tê trên mắt, mũi, mặt, hàm, vai, cánh tay và bàn tay. Bằng phương pháp như vậy, ông đã thực hiện những tiểu phẫu sử dụng vùng phản xạ để làm tê vùng được phẫu thuật. Bác sỹ Fitzgerald đã xuất bản cuốn sách về liệu pháp vùng vào năm 1917, chia cơ thể thành 10 vùng liên quan đến bàn chân, đây là cơ sở của phản xạ học hiên đại ngày nay.