Người xưa phát hiện ra kinh lạc bằng cách nào?
Người xưa phát hiện ra kinh lạc bằng cách nào?
Người xưa phát hiện ra kinh lạc chủ yếu bằng hai cách: Quan sát các hiện tượng sống, và mổ tử thi khi đã chết. Sách xưa viết: Ở người cao tám thước ta, bên ngàoi mặt da có thể đo đạc được, bên trong có thể sờ nắn được. Khi người đso chết thì có thể mổ tử thi để xem: tạng cứng hay mềm, phủ to hay nhỏ và có thể nhiều hay ít thức ăn, mạch dài hay ngắn trong đó huyết trong hay đục, khí nhiều hay ít, trong 12 kinh thì kinh nào nhiều huyết ít khí, kinh nào ít huyết nhiều khí, kinh nào nhiều huyết nhiều khí, tất cả đều có chuẩn cả. Khi có bệnh, có thể dùng châm ngải để chữa, nhằm điều hoà lại kinh khí. Song châm nông hay sâu phải phải phù hợp với độ nông sâu của mỗi đường kinh.
Quan sát khi còn sống: có thể thông qua nhìn và sờ để thấy hệ kinh lạc
- Vọng (nhìn) ở mặt da: Ở trạng thái bình thường có thể thấy tĩnh mạch (thanh cân), mao mạch (huyết lạc, phù lạc). Tĩnh mạch, mao mạch có thể làm màu da thay đổi tuỳ các yếu tố tác động vào chúng như: đau gây huyết ứ trong mạch nên da xanh tái, mạch bị tắc làm da đen, thời tiết nóng mạch dãn nên da đỏ, lạnh làm mạch co nên da bệnh. Nằm ở nơi gió lùa, ngoại tà vào người thì huyết ngưng, huyết ngưng ở lạc nông thì da tê dại thành chứng tý, huyết ngưng ở trong mạch sâu thì huyết trì trẹ mạch không thông, nếu không thông ở chân thì chân lạnh ngắt. Đó là ba trạng thái bệnh lý của tuần hoàn huyết đã gây nên chứng tý quyết.
- + Sờ mạch đập: Ở 12 kinh đều có mạch đập, phương pháp chỉ bắt mạch thốn khẩu (mạch quay) được dùng để chẩn đoán bệnh của lục phủ ngũ tạng, xác định xem còn sống hay đã chết, bệnh nặng hay nhẹ
Mổ tử thi. Qua mổ tử thi, đã đo được độ dài của kinh mạch, vị trí tương đối của kinh mạch và lạc mạch, lượng huyết khí có ở trong kinh mạch
- Độ dài của kinh mạch. Sáu kinh dương ở tay, tính từ tay đến đầu mỗi kinh dài 5 xích, 6 kinh cộng lại dài 30 xích (3 trượng), sau kinh âm ở tay, từ tay đến ngực, mỗi kinh dài 3 xích 6 thốn, 6 kinh cộng dài 21 xích (2 trượng 1 xích), sau kinh dương ở chân, từ chân đến đầu mỗi kinh dài 8 xích, 6 kinh cộng dài 48 xích (4 trượng 8 xích), sau kinh âm ở chân, từ chân đến ngực, mỗi kinh dài 6 xích 5 thốn, 6 kinh cộng dài 39 xích (3 trượng, 9 xích), mạch kiểu từ chân đến mắt, mỗi mạch dài 7 xích 5 thốn, 2 mạch cộng dài 15 xích, mạch nhâm, mạch đốc, mỗi mạch dài 4 xích 5 thốn, 2 mạch cộng dài 9 xích. Tổng cộng dài 162 xích.
- Vị trí nông sâu của kinh lạc: 12 kinh mạch nằm ở sâu giữa các cơ, nên không nhìn thấy. Cấc Lạc thường nằm ở nông nền thường nhìn thấy. Kinh ở lý, nhánh đi ngang ra là lạc, nhánh tách từ lạc ra là Tôn lạc.
- Về lượng huyết khí ở trong mỗi kinh mạch: Thái dương thường nhiều huyết ít khí, Thiếu dương ít huyết nhiều khí, Dương minh nhiều huyết nhiều khí, Thiếu âm ít huyết nhiều khí, Quyết ấm nhiều huyết ít khí, Thái âm ít huyết nhiều khí.
Thực chất hệ kinh lạc chính là hệ tuần hoàn máu của Tây y
Qua phân tích những tư liệu về kinh lạc, tâm mạch, huyết của y học cổ truyền với tư liệu về tuần hoà máu (tim - mạch máu) của y học hiện đại, có thể kết luận hệ kinh lạc của y học cổ truyền chính là hệ mạch máu của y học hiện đại bởi vì:
- Hệ kinh lạc là nơi huyết khí vận hành để nuôi dương âm dương, nhu nhuận gân xơng, làm khớp linh hoạt. Khi huyết hoà thì nó lưu hành thông suốt tron gmachj đi nuôi dưỡng tốt âm dương, làm rắn chắc gân xương, làm linh lợi các khớp và tâm chủ huyết mạch. Hệ thống tuần hoàn máu có chức ănng vận chuyển chất giữa các mô các cơ quan, gồm tim bơm đầy máu đi, mạch dẫn máu tới mô cấp cho mỗi cơ quan một luonwgj máu hợp với nhu cầu từng lúc của từng cơ quan. Về cơ bản chức năng của hai hệ kinh lạc và tuần hoà máu là một
- Tâm là cơ quan quân chủ quyết định sự sống chết, tâm chủ huyết mạch, có thể hiểu tâm mạch và huyết là một hệ thống trong đó tâm giữ vai trò chủ đạo, mạch là nơi huyết tuần hoà, và huyết dịch là vật chất để nuôi dưỡng duy trì sự sống của cơ thể. Về cơ bản tâm và tim là một
- Kinh lạc là một cấu thành của cơ thể có từ bào thai mạch làm đường đi của dinh huyết, khi ăn uống thức ăn hoá thành chất dinh dưỡng mạch sẽ thông và khí huyết vận hành trong mạch để nuôi dưỡng cơ thể. Mạch là hợp của tâm là phủ của huyết, là nơi vận hành của khí huyết, không phải là khí, cũng không phải là huyết. Về cơ bản hệ thống động mạch và kinh lạc là một
- Huyết dịch: về cơ bản huyết dịch của y học cổ truyền và y học hiện đại là như nhau về cơ bản.
- Lưu ý: Hệ kinh lạc chính là hệ tuần hoàn máu được người xưa mô tả có chức năng về cơ bản là chức năng của hệ tuần hoàn, có cấu trúc có gắn bó chặt chẽ với hệ tim mạch, song do hạn chế của lịch sử và tách rời khoa học kỹ thuật nên miêu tả chưa thật đầy đủ và chính xác, có lúc còn mơ hồ khó hiểu.