Nguồn gốc khí huyết tuần hoàn trong kinh lạc

Nguồn gốc khí huyết tuần hoàn trong kinh lạc

Nguồn gốc khí huyết tuần hoàn trong kinh lạc

Y học Phương đông luôn nhắc đến hai từ Khí, Huyết như là hai thành phần căn bản nhất của con người, bởi vì khí huyết là hai vật chất cơ bản có tác dụng nuôi dưỡng cơ thể. Vậy y học phương đông viết về những vấn đề đó như thế nào?

Nguồn gốc Huyết trong kinh mạch

Trả lời câu hỏi Huyết là gì? một danh y nổi tiếng viết: Trung tiêu nhận thức ăn uống, qua tác dụng của tỳ vị tách lấy phần tinh hoa, biến nó thành đỏ để nuôi dưỡng con người, đó là huyết. Trong huyết lại có nhiều thành phần như Dinh khí, Tân dịch và Huyết:

  • Dinh khí từ tân dịch tách ra, đi vào mạch, hoá thành huyết để nuôi dưỡng tứ chi, đổ vào ngũ tạng, thời gian vận hành toàn thân của nó ứng với thời gian 100 khắc của một ngày đêm, có thể coi dinh khí là tinh khí của thuỷ cốc. 
  • Tân dịch ở trong huyết là do ở trung tiêu tinh hoa của thức ăn uống còn tồn tại dưới dạng tân dịch đi lên để tưới vào các khe giữa các cơ, thấm vào tôn mạch, ở đó tân dịch chuyển thành màu đỏ. Huyết mà hoà thì tôn mạch đầy và tràn vào lạc mạch, lạc mạch đầy thì đổ vào kinh mạch
  • Huyết: Thận tàng tinh, tinh sinh tuỷ, tinh mà đủ thì tóc mượt, tóc là phần dư của huyết, và biểu hiện của thận là tóc. Thận khí nếu không hao tổn thì sẽ đưa tinh hậu thiên về thận để thành tinh, nếu tinh này không tiết ra ngoài thì lại được thận khí đư lên can để chuyển thành thanh huyết.

Tóm lại nguồn gốc của huyết là từ đồ ăn thức uống và tinh của thận, vì thế để cơ thể khoẻ mạnh thì ngoài việc lựa chọn thức ăn, nấu đồ ăn sao cho có đầy đủ ngũ vị thì con người cần phải có đầy đủ thận tinh. Để cơ thể có đầy đủ thận tinh thì điều quan trọng là nên giữ tâm ý lặng lẽ, yên ắng, ít xáo trộn, giữ cho cột sống thắt lưng mềm mại, uyển chuyển.

Châm cứu làm cân bằng khí huyết trong kinh lạc

Nguồn gốc của khí trong kinh mạch:

Thức ăn vào dạ dầy tiêu hoá xong thì chia làm ba đường, các chất cặn bã được tống ra ngoài, tân dịch đi vào trong để tưới cho các tổ chức, và tông khí tích ở trong ngực. Hoạt động của tông khí là:

  • Ra ngoài thì theo đường hầu họng, vào trong thì vào tâm mạch, và vận hành hô hấp.
  • Tông khí là khí kết hơipj giữa khí của thức ăn uống và khí trời qua thở ở ngực. Hoạt động của tông khí là ra ngoài (thở ra) theo hơi thở, vào mạch để tuần hoàn cùng huyết dịch và đảm bảo hô hấp. Khi vào mạch thì nó kết hợp với huyết theo ý huyết là mẹ của khí, huyết đến thì khí đến.
  • Người sống hay chết là do khí tụ hay tán, cho nên hình quy về khí