Sự kì hiệu của hệ kinh lạc
Sự kì diệu của hệ kinh lạc con người
Chính kinh (12)
- người ta có 12 tạng phủ, mỗi tạng phủ đều có một đường kinh mang tên âm dương khác nhau. 12 chính kinh mang tên 6 khí âm dương là có sự tương ứng với 6 khí ngoài trời đất là kim, thuỷ, thử, mộc, hoả, thổ. Mỗi đường kinh đều có phần nông sâu, phần sâu đi vào trong tạng và lấy khí của tạng, phần nông là phần liên lạc trao đổi khí giữa hai tạng phủ có tương quan biểu lý (trong ngoài, nông sâu) với nhau ví dụ Phế - Đại trường.
- 12 chính kinh di chuyển như sau: 3 kinh âm ở chân đi từ dưới đi lên bụng, 3 kinh âm ở tay thì đi từ ngực ra tay. 3 kinh dương ở tay thì đi từ ngón tay lên đầu mặt, 3 kinh dương ở chân thì đi từ đầu mặt xuống các ngón chân. Các kinh di chuyển không ngừng nghỉ, mỗi ngày đêm đi hết 50 vòng khắp toàn thân, tuần hoàn không có đầu có cuối.
Kỳ kinh (8)
Có chức năng bổ sung chỗ thiếu hụt của 12 chính kinh để đảm bảo sự điều hoà, sự cân bằng cơ thể. Gọi là kỳ kinh là có nghĩa tương đối với chính kinh vì 8 mạch kỳ kinh là đơn độc, không có phối hợp biểu lý (trong ngoài) như 12 chính kinh. Những nhà châm cứu xưa đã nói: “những đường kinh như là sông, những mạch khác kinh như là hồ)
Đặc điểm:
- Không trực tiếp đi vào tạng phủ như chính kinh
- Hầu như đi từ dưới lên trên
- Hầu như không có huyệt riêng
- Cùng với chính kinh 8 kinh này có vai trò quan trọng trong các chức năng sinh đẻ, vận động, cân bằng của cơ thể
Kinh biệt (12)
12 chính kinh đều có nhánh rẽ gọi là kinh biệt. Các kinh này đi sâu và dài, đến những nơi mà chính kinh không đến. Đường đi là từ tay chân đi sâu vào nội tạng
Lạc mạch (15)
12 chính kinh đều có đường rẽ và những đường này phân bố khắp đưới da. Từ nơi phân nhanh và xuất ra của các lạc mạch, từ nhỏ đến lớn phân bố toàn thân hình thành nên hệ thống màng lưới rộng khắp cho kinh mạch vận hành đưa khí huyết đi khắp nơi và phát huy tác dụng nuôi dưỡng toàn thân. Lạc mạch còn có tác dụng ràng buộc các chính kinh để tăng cường sự liên hệ giữa kinh âm và kinh dương.
Kinh cân (12)
Là hệ thống gân thịt phụ thuộc vào 12 kinh mạch, cũng là đường tuần hành của 12 kinh mạch ở ngoài phân nông chỗ nối liền giữa gân và thịt. Kinh cân giữ các xương làm cho các xương liền lại với nhau, nối buộc khắp toàn thân. Kinh cân là hệ gân cơ của cơ thể, chúng được 12 chính kinh nuôi dưỡng.
Khu da (bì bộ) (12)
Khu da là phạm vi các khu da phản ánh hoạt động côn năng của 12 kinh chính. Khu da thuộc về hệ kinh lạc, vừa là phần ngoài cơ thể và là phần đại biểu ở ngoài của kinh mạch. Khu da khác kinh mạch ở chỗ nó là một bề mặt rộng và phân bố theo diện, theo vùng.
Khi cơ thể bị bệnh tức là nhiễm phải khí bệnh (tà khí) thì nó sẽ vào khu da, rồi vào lạc mạch, rồi vào kinh mạch và cuối cùng là tạng phủ. Mặt khác khi tạng phủ, kinh lạc bị rối loạn thì sẽ phản ánh ra 12 khu da