Trị liệu đau mỏi vai gáy toàn diện

Trị liệu đau mỏi vai gáy toàn diện

Trị liệu đau mỏi vai gáy toàn diện

Bài viết này sẽ hướng dẫn người đọc về các bước trị liệu đau mỏi vai gáy một cách chi tiết. Bằng phương pháp nhìn nhận toàn diện đối với các nguyên nhân gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy, tôi xin giới với các bạn một hệ thống cách phối hợp các liệu pháp trị liệu đau cổ vai gáy nhờ sử đụng đôi tay, không dùng thuốc, dựa theo quy luật tự nhiên nhằm giúp bạn đạt được thành công cao nhất.

Các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy

  • Nguyên nhân theo Tây y: co cứng cơ vùng cổ, vùng vai, vùng ngực trước. Thoái hoá cột sống, lệch đốt sống, phình lồi hay thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ và ngực. Ngoài ra, các vấn đề về gân cơ, dây chằng tại nơi này, đều là những nguyên nhân gây ra đau mỏi vai gáy. Tuy nhiên, còn nhiều nguyên nhân khác phức tạp hơn như lao cột sống, viêm cột sống… nhưng tỉ lệ gặp phải chúng rất ít.
  • Nguyên nhân theo Đông y: là do kinh mạch bị tắc nghẽn, trúng gió, trúng lạnh, tình cảm tiêu cực như lo nghĩ quá nhiều, buồn rầu, sầu não… không được giải phóng kịp thời. Ngoài ra, còn do nguyên nhân ăn uống, thời tiết, thói quen sinh hoạt, tập luyện không có lợi với sức khoẻ.
  • Nguyên nhân theo nguyên lý tự nhiên: Do trục trung tâm bị lệch, năng lượng vùng ngực, vai và cổ không đưa được xuống vùng eo… do đó, xuất hiện những vận động bị sai, lệch lạc trong các động tác sinh hoạt hàng ngày, lâu dần không được xử lý thích hợp dẫn đến ứ tắc năng lượng. Tiếp theo là do ít có sự chú ý đến những cảm giác thật sự của cơ thể, vì thế làm cho tư tưởng luôn “ở xa” cơ thể, năng lượng không được trở về nơi chúng đi ra.

Các phương pháp trị liệu bao gồm:

  1. Trị liệu bằng đặt tay (Reiki) - có tác dụng điều hoà năng lượng, thư giãn thần kinh
  2. Trị liệu bằng massage - giúp làm mềm cơ, mềm gân và dây chằng, tăng cường lưu thông mạch máu và mạch bạch huyết, điều hoà hóc môn, tăng cường miễn dịch, giảm viêm, giảm đau, làm sạch những chất cặn bã lắng đọng trong gân, cơ, dây chằng. Massage rất tốt cho việc thúc đấy hoạt động hấp thu chất dinh dưỡng cơ bắp và xương khớp.
  3. Trị liệu bằng giải phóng nút cơ (Trigger points therapy): có tác dụng làm giãn các nút thắt (thừng cơ) nằm ở trong các vùng cơ bắp liên quan đến chức năng vận động cổ vai gáy.
  4. Trị liệu bằng chỉnh đốt sống: giúp các đốt sống lấy lại trạng thái tự nhiên ban đầu, điều hoà thần kinh thực vật.
  5. Trị liệu bằng huyệt đạo: làm thông kinh lạc, hành khí hoạt huyết, điều hoà âm dương
  6. Trị liệu bằng tư thế: đưa vận động cơ thể trở về trạng thái tự nhiên, nhằm giúp cơ thể liên tục tự điều chỉnh thông qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
  7. Trị liệu bằng năng lượng ý thức: giúp người bị đau quay trở lại quan tâm và nhận thức nhiều hơn cơ thể của mình, để có thể phát hiện ra tình trạng rối loạn ngay từ khi nó mới phát sinh. Ngoài ra, năng lượng ý thức còn có khả năng làm giãn cơ bắp, thần kinh, mạch máu thông qua việc tập trung.

Trình tự trị liệu

  1. Cho người được trị liệu ngồi thoải mái, lưng thẳng tự nhiên, hai vai thả lỏng. Cũng có thể chọn tư thế nằm xấp, dưới ngực đặt một chiếc ngối, hai tay để xuôi theo thân mình, hai khuỷu tay mở nhẹ ra hai bên để vùng bả vai được thư giãn.
  2. Đặt tay lên hai vai 1 phút, đặt 1 tay lên trán và 1 tay lên cổ
  3. Xoa nhẹ toàn bộ vùng bị nhức mỏi,  sau đó bóp vai bằng hai tay và kết thúc bằng kĩ thuật day toàn bộ hai bả vai bằng cánh tay. Làm trong 5~10 phút
  4. Dựa vào hình ảnh bên dưới, tìm điểm chữ x, đó là những điểm nút cơ cần được giải phóng. Dùng ngón trỏ, hoặc ngón cái hay kết hợp các ngón với nhau tạo ra một lực vừa phải để giải phóng các điểm này. Bạn cần nhớ rằng, không được làm quá mạnh, cần làm với lực vừa đủ, và kiên trì làm như vậy từ 2 - 5 phút thì sẽ thấy vùng cơ co rút từ từ mềm ra. Đau bên nào thì làm bên đấy.trị liệu đau mỏi vai gáy

     

  5. Dùng ngón trỏ hoặc giữa, tìm dọc các đốt sống cổ và đốt sống giữa hai bả vai, ấn lực hướng về phía đốt sống, nếu người được trị liệu báo hiệu đốt sống nào bị đau nhức thì hay dừng lại và ấn nhẹ. Việc ấn nhẹ nhàng vào các đốt sống là an toàn và có hiệu quả trong trị liệu, vì thế bạn cần phải làm từ từ và cần thận. Có thể ấn hai bên đốt sống bị đau.
  6. Tiếp theo là phần day bấm huyệt, bạn hãy dựa vào đồ hình minh hoạ bên dưới để tìm vị trí huyệt Kiên tỉnh, nếu việc tìm kiếm quá khó khăn thì bạn có thể dùng tay vỗ nhẹ nhàng lên vùng huyệt đó, làm như vậy cũng sẽ đem lại nhiều hiệu quả tích cực.trị liệu đau mỏi vai gáy

     

  7. Sau khi kết thúc buổi trị liệu, hãy hưỡng dẫn người được trị liệu tư thế đầu, cổ, vai, ngực để người bệnh tự tập luyện và tháo gỡ những lớp cơ đang bị co cứng. Việc điều chỉnh tư thế, ngoài vai trò là phương pháp tự trị liệu, nó còn là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu trong trường hợp này.
  8. Cuối cùng, hãy hướng dẫn thêm cho người bệnh phương pháp sử dụng ý thức để tự bản thân họ kích hoạt năng lượng trị liệu trong bản thân. Phương pháp này được tiến hành như sau: trong bất kì vận động nào hàng ngày, thì hãy hướng sự chú ý của mình vào phần vai gáy, nếu thấy những biểu hiện co cứng thì tưởng tượng là vùng đó đang được giãn ra. Bạn có thể dùng hình ảnh các vòng tròn nước lan toả dần ra mọi phía để giúp các điểm ứ trệ nhanh chóng tan ra. Cứ như vậy, nếu thường xuyên để ý đến cơ thể nhằm phát hiện những co cứng và giải phóng chúng thì hiệu quả trị liệu sẽ được tăng cường đáng kể.

Tóm lại, với phương pháp tiếp cận vấn đề theo đa hướng, đa phương pháp dựa trên việc phân tích kĩ lưỡng những nguyên nhân gây bệnh, sẽ giúp cho người trị liệu gặt hái được nhiều thành công trong khi thực hành. Bạn có thể làm toàn bộ các kĩ thuật trị liệu ở trên theo đúng trình tự đã liệt kê, hoặc có thể bạn chọn một hoặc vài liệu pháp trong đó để áp dụng trong thực tế. Việc lựa chọn phương pháp trị liệu cũng tương tự như bạn mở các cửa trong một căn nhà để thông gió. Nếu không phải lúc nào mở nhiều thì cũng đem lại hiệu quả thông gió tốt. Mà nhiều khi, chỉ cần mở 2 cửa trước và sau, theo đúng chiều gió thì cũng đã đem lại cảm giác thoải mái và dễ chịu rồi.

Lê Hải chúng các bạn thành công và thực hành ngày càng giỏi. Hãy đọc thêm các bài viết liên quan bên dưới, để hiểu sâu sắc hơn về chứng bệnh phổ biến này.