Trị liệu lạnh trong người nhờ làm nóng vùng Rốn

Quan sát rốn để biết tình trạng sức khoẻ

Trị liệu lạnh trong người nhờ làm nóng vùng Rốn

Các nhà dưỡng sinh cổ đại cho rằng, cơ thể con người là một tiểu vũ trụ hay còn gọi là thái cực đồ và trung tâm  của nó là rốn. Rốn là huyệt Thần khuyết còn đối diện với nó là huyệt Mệnh môn, là nơi nguyên khí của cơ thể trú ngụ, ra vào. Giữa rốn và mệnh môn chính là vùng Đan điền, cũng là một vùng liên hệ mật thiết với sức khoẻ con người. Vì vậy, những biến đổi về hình dạng của rốn cũng phản ảnh tình trạng khí huyết trong kinh lạc, phủ tạng. Thực tế đã chứng minh hình dạng rốn có liên quan rất lớn đến sức khoẻ con người. Về đại thể, rốn có các dạng sau:

  1. Tròn: đường kính các chiều của rốn gần bằng nhau, rốn to và sâu, cuống rốn chắc thì biểu hiện người có nguyên khí dồi dào, khả năng hấp thu cao, thể chất cường tráng, khoẻ mạnh. (hình 6)
  2. Tròn nhưng nhỏ và nông, đường viền không đều, cuống rốn yếu, là người thiếu nguyên khí, cơ thể hư nhược, dễ mệt mỏi, đoản hơi, ăn uống kém, khả năng tiêu hoá và hấp thu kém.
  3. Ngang: rốn có hình dạng giống chữ (-), những người có loại rốn này đa phần đều có thể chất nóng, dễ bị táo bón. Trường hợp rốn bít chặt đến mức không nhìn thấy lỗ rốn thì càng táo bón nghiêm trọng.
  4. Dọc: rốn có hình dạng thẳng đứng như số 1, những người có dạng rốn này thường có thể chất hư hàn và hay bị tiêu chảy. Nếu rốn bít chặt đến mức không nhìn thấy lỗ rốn thì cang ftieeu chảy nghiêm trọng. (hình 3)
  5. Chữ T: là loại rốn kết hợp cả hai dạng ngang và dọc. Những người có dạng rốn này rất dễ bị dị ứng hoặc mất cân bằng nội tiết tốt, thậm chí táo bón hay tiêu chảy.
  6. Lồi: cuống rốn lồi cao hơn mặt phẳng bụng. Đây là loại xấu nhất. Những người có dạng rốn này thường bị thiếu hụt nguyên khí, khả năng hấp thu và tiêu hoá đang bất ổn. Rốn lồi ở người lớn là triệu chứng của các căn  bệnh nặng hoặc nan y. Còn nếu kèm theo vùng bụng có gân xanh nổi lên, chứng tỏ cơ thể đã bị xơ gan cổ chướng hoặc ung thư thời kỳ cuối.
Quan sát rốn để biết tình trạng sức khoẻ
6 hình dạng rốn phổ biến

Tại sao hình dạng của rốn lại thay đổi và liên quan đến sức khoẻ?

Rốn rất gần với hoạt động của nguyên khí nằm ở vùng bụng, và hoạt động nguyên khí như thế nào thì sẽ quyết định tình trạng sức khoẻ như thế đấy. Quy luật hoạt động của nguyên khí là hướng tâm và tròn, cơ thể khoẻ thì nguyên khí tròn đầy, cơ thể yếu thì hình tròn sẽ biến dạng tuỳ từng mức độ.

  • Rốn tròn, sâu, hút vào trong: biểu hiện nguyên khí đầy đủ
  • Rốn hình số 1: biểu hiện nguyên khí không về đầy đủ theo chiều trên và dưới, do đó thì phổi yếu, tiêu chảy, hay bị nhiễm lạnh
  • Rốn ngang: là do nguyên khí bị "gom" lại nhiều hơn xuất ra vì thế gây tình trạng táo bón
  • Rốn lồi: là do nguyên khí đang bị hao tổn, mất đi

Phương pháp phục hồi nguyên khí - làm  qua rốn

  • Ngải cứu: vào mùa đông, để cải thiện chứng sợ lạnh, ta có thể ngải cứu rốn (huyệt Thần khuyết). Đặc biệt, nếu ta thực hiện việc này vào các tiết lạnh nhất của mùa đông như Đông chí (21-23/12), Tiểu hàn (5-7/1), Đại hàn (20-21/1) thì mùa hạ sẽ bớt đổ mồ hôi
  • Dán miếng ngải cứu lên rốn cũng là một các điều dưỡng hay, đặc biệt, cách này còn giúp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy do nước, khí hậu hay ăn uống không phù hợp, nên rất thuận tiện mỗi khi đi xa.
Dán miếng ngải cứu vào rốn
Dán miếng ngải cứu (hoặc salonpas) vào rốn

 

!!! Một số hướng dẫn để thành công trong sử dụng xoa bóp bấm huyệt

!!! Tuyển tập bài viết truyền cảm hứng về chăm sóc sức khoẻ bằng Y học truyền thống

hoc tri lieu online

 

dang ki tu van