Trị liệu lệch cột sống cần phải biết
Trị liệu lệch cột sống cần phải biết điều này
Khung chậu chứa phần cột sống cuối cùng là vùng xương cùng cụt, nó có vai trò đặc biệt trong việc duy trì sự ổn định và sự thẳng hàng của toàn bộ các đốt sống phía trên. Bài viết này sẽ phân tích một cách ngắn gọn và căn bản nhất về một số nguyên nhân gây lệch khung chậu. Sau đó, sẽ đưa ra các lời khuyên để chúng ta có thể thực hiện mỗi ngày, nhằm tự điều chỉnh các sai lệch theo cách tự nhiên nhất.
Cột sống được chia thành 4 đoạn khác nhau, từ trên xuống dưới theo thứ tự là: Cột sống cổ - Cột sống ngực - Cột sống thắt lưng - Cột sống cùng. Mỗi đoạn đều có khả năng bị lệch, tuy nhiên một trong những phần cột sống dễ bị lệch nhất đó chính là phần dưới. Phần cột sống dưới được liên kết với xương chậu tạo thành bộ khung xương chậu, nơi chứa nhiều cơ quan như bộ phận sinh dục, phần dưới ống tiêu hoá... Nếu như phần này bị lệch bởi một nguyên nhân nào đó, thì chúng ta gặp phải khá nhiều vấn đều phiền thoái có thể kể ra như: đau thắt lưng, đau khớp cùng chậu, đau vùng mông, đau thần kinh toạ, táo bón, rối loạn chức năng sinh dục, trĩ...
Dưới dây là 4 lý do căn bản nhất mà chúng ta thường xuyên mắc phải "từng ngày, từng giờ" mà không hề hay biết:
- Ngồi rướn về trước hoặc đứng ưỡn bụng ra phía trước: do ụ ngồi bị đẩy về sau, tư thế này tạo một lực đẩy vô hình làm cho cánh chậu bị đẩy về phía trước và lên trên từ đó gây ra giảm đường cong sinh lý cột sống thắt lưng do xương cùng phải bù trừ để cân bằng lực. Chân bên lệch bị đẩy xuống dưới do cổ xương đùi bị đẩy xuống vì thế khi kiểm tra sẽ thấy chân dài chân ngắn. Xuất hiện đồng thời điểm đau phần dưới diện khớp cùng chậu cùng bên cánh chậu bị lệch do sự sai lệch ở diện khớp cùng chậu.
- Tư thế ngồi ngả người ra sau quá nhiều (ngồi tựa lưng): ví dụ trong tư thế ngồi trên ghế hoặc giường, lưng ngả ra sau tựa vào gối, 2 ụ ngồi bị đẩy ra phía trước, có nghĩa là ngược lại với tư thế trên. Tư thế này sẽ làm cho xương chậu bị đẩy về sau và xuống dưới. chân bên lệch sẽ ngắn hơn, đau phần trên diện khớp cùng chậu cùng bên với chân đó, xương cùng bị đẩy ra sau làm cột sống bị ưỡn cong về trước nhiều hơn (tăng đường cong sinh lý)
- Đứng hai gót xát vào nhau, hoặc ngồi hai gối mở rộng: làm cho cánh chậu di chuyển vào trong, khớp cùng chậu bị tách ra ở mặt trước diện khớp, làm mũi chân hướng ra xa trục trung tâm cơ thể triệu chứng của tổn thương vùng này không thể khám thấy trên lâm sàng, tuy nhiên có một số triệu chứng liên quan đó là đau phần phía ngoài mông gần khớp háng.
- Ngồi hoặc đứng bắt chéo chân: làm cho cánh chậu di chuyển ra ngoài so với xương cùng, khớp cùng chậy bị tách ra ở mặt sau diện khớp gây sưng đau toàn bộ vùng khớp cùng chậu, kèm theo mũi chân hướng vào gần trục trung tâm cơ thể.
Trên đây liệt kê 4 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lệch khung chậu, mà hậu quả của nó là làm cho hai chân ngắn dài khác nhau, bàn chân bị lệch khi nằm hoặc đứng, làm thay đổi đường cong sinh lý, gây tình trạng thoái hoá cột sống ở người trẻ tuổi, đau vùng khớp cùng chậu hoặc đau vùng mông. Dưới dây là những lời khuyên cơ bản để chúng ta tự điều chỉnh những sai lệch này, cần phải thường xuyên áp dụng việc tự điều chỉnh này vì nó sẽ rất hiệu quả trong việc phòng tránh thoái hoá cột sống, đặc biệt là vùng thắt lưng.
- Đứng lực dồn vào 2 lòng bàn chân, cố gắng phân bố đều lực giữa 2 chân
- Đầu gối cần trùng nhẹ một cách tự nhiên khi đứng, để xương cùng có thể "rơi" xuống tự nhiên, khung chậu cũng có cảm giác được "thả rơi" tự nhiên
- Khi ngồi cần ngồi cân bằng và ngồi trên 2 ụ ngồi
- Trong khi di chuyển lấy vùng eo làm trung tâm để vận động và di chuyển
Lưu ý: những tư thế không đúng từ 1 đến 4 nếu làm trong một thời gian dài thì sẽ gây ra hậu quả, còn nếu chúng ta phát hiện ra chúng sớm, điều chỉnh từ khi cùng thắt lưng dưới không chưa đau nhức, thì chắc chắn cột sống chúng ta trẻ khoẻ và chỉ thoái hoá theo lứa tuổi mà thôi
!!! Một số hướng dẫn để thành công trong sử dụng xoa bóp bấm huyệt
!!! Tuyển tập bài viết truyền cảm hứng về chăm sóc sức khoẻ bằng Y học truyền thống