Tập luyện trị liệu: Đau vai gáy

Tập luyện trị liệu: Đau mỏi vai gáy

Tổng quan về đau vai gáy

Theo y học hiện đại

- Bệnh đau cổ vai gáy khá phổ biến, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: thoái hóa, thoát vị đĩa đệm các đốt sống cổ, thiểu năng vành, u đỉnh phổi... 

- Bệnh thường xuất hiện sáng sớm lúc ngủ dậy hoặc sau khi lao động nặng hoặc bị nhiễm lạnh. 

- Bệnh sẽ tăng khi đứng, đi, ngồi lâu hoặc ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ, khi thời tiết thay đổi; bệnh sẽ thuyên giảm khi nghỉ ngơi.

Theo y học cổ truyền

Thề phong hàn (đau vai gáy do lạnh)

  • Thường xảy ra đột ngột do co cứng các cơ thang, đòn chũm khi gặp lạnh, khi gánh vác nặng, gối cao YHCT cho rằng do phong hàn xâm phạm vào các đường kinh mạch ở vai gáy gây ra
  • Triệu chứng: Đột nhiên vai gáy cứng đau quay cổ khó ,ấn vào các cơ thang, đòn chũm thấy đau và co cứng so với bên lành, sợ lạnh, rêu trắng, mạch phù
  • Pháp điều trị: khu phong tán hàn, hành khí, hoạt huyết.
  • Phác đồ huyệt: Phong trì, Đại trữ, kiên tỉnh, kiên ngung, thiên tông, kiên trinh

Thể khí trệ huyết ứ ( đau vai gáy do mang vác nặng, do sai tư thế )

  • Triệu chứng : đau tại chỗ giống như thể do lạnh, thường xảy ra sau mang vác nặng hoặc sau nằm nghiêng, gối quá cao, mạch phù khẩn
  • Pháp điều trị : hoạt huyết tiêu ứ, thư cân hoạt lạc
Tư thế sai là "kẻ thù thầm lặng" của hệ thống xương khớp

Tập luyện trị liệu đau vai gáy

Bài tập luyện 1: Nằm ngửa dơ tay chân như hổ con chơi đùa

  • Nằm ngửa, dơ 2 chân và hai tay lên (hình 1)
  • Cố gắng thoải mái cơ thể và tứ chi, giữ như vậy lâu nhất có thể
  • Có thể nhấc đầu lên để đạt tác dụng mạnh mẽ hơn (hình 2)
  • Nếu đau nhiều khi nhấc đầu thì bạn nên để đầu dưới sàn cho đến khi cơ thể quen dần thì sẽ nâng đầu lên từ từ để tăng cường hiệu quả của kĩ thuật

>>>>>>

 Bài tập luyện 2: Sử dụng gối cong điều chỉnh lại cân bằng cho cột sống cổ

  • Nằm ngửa thoải mái trên gối, sao cho toàn bộ vùng cổ tiếp xúc vào đường con của gối
  • Có thể thay bằng chiếc khăn cuộn tròn lại
  • Nghiên đầu sang trái cho đến khi tai chạm gối, rồi quay sang bên đối diện
  • Nếu không đau thì có thể dùng gối khi ngủ, vì cơ cổ không bị cứng
  • Nếu thấy đau khi làm thì chỉ nên dùng trong lúc tập từ 5-10 phút
Nếu không có gối cong bằng tre, bạn có thể tìm kiếm ống nhựa, gỗ...có độ cứng và đường cong tương tự thì đều có thể dùng trong tập luyện trị liệu

>>>>>>

 Bài tập luyện 3: Nằm ngửa nâng đầu

  • Nằm ngửa, hai bàn chân chạm nhau, 2 tay đặt lên vùng dưới rốn, sao cho ngón cái và ngón trỏ 2 bên tạo thành hình tam giác (hình 1)
  • Từ từ nâng đầu lên và hạ đầu xuống rất từ từ (hình 2)
  • Sau đó từ từ quay đầu sang trái và phải (hình 3)
  • Làm những chuyển động này khoảng 20 lần rồi trở về vị trí ban đầu
Bài tập này giúp làm khoẻ cơ vùng cổ và vai, tăng cường lưu thông máu huyết, nên tập thường xuyên và đều đặn sẽ thấy kết quả rất tốt

>>>>>>

Bài tập luyện 4: Quay cổ đúng kĩ thuật 

  • Đứng thẳng thoải mái, tự nhiên, vai hạ, hông lỏng, mắt nhìn thẳng
  • Chống hai tay lên hông, ngực hạ, vai lỏng, trọng tâm dồn vào lòng bàn chân
  • Làm những động tác cúi ngửa nghiên (hình 1), mỗi chuyển động đều cảm nhận rõ sự thay đổi của cơ cổ, chỗ nào cứng thì thả lỏng rơi xuống Đan điền để hoá giải
  • Tập nghiêng cổ sang bên trái và phải, khi quay đầu thì phải hạ vai, lỏng hông, mắt nhìn theo hướng quay (hình 2) khi đạt đến ngưỡng thì dừng lại một lúc, cảm nhận từng đốt sống cổ và cơ cổ đang dãn ra
Tập luyện đúng cần phải đạt được yêu cầu: chậm rãi, thư giãn, ngay thẳng, tập trung, uyển chuyển

 Đôi điều chia sẻ với người mới tập:

  1. Nếu bạn không thể tập được toàn bộ 4 động tác này vì lý do thời gian, sức khoẻ hoặc bất kì lý do nào, bạn hãy chọn 1 hoặc 2 động tác mà mình cảm thấy thích nhất để bắt đầu chương trình tập luyện trị liệu của mình
  2. Để tập ít động tác mà vẫn có hiệu quả cao bạn cần làm chậm và cảm nhận rõ về những gì đang thực sự diễn ra cơ thể mình. Tập chậm và cảm nhận là bí quyết của tập luyện trị liệu.
  3. Cảm nhận về cơ thể là cảm nhận rõ ràng về từng trạng thái, biểu hiện thay đổi của cơ thể bao gồm: tư thế của tay chân và thân mình, cảm nhận sự căn giãn trong gân cơ, bạn nhận sự đau nhức của những chỗ tắc nghẽn, cảm nhận sự thoải mái khi cơ thể vận động và cảm nhận hơi thở vào ra từng vị trí cơ thể trong mỗi động tác.
  4. Nên chọn quần áo thoải mái dễ chịu, làm bằng cotton, chọn nơi thoáng gió, yên tĩnh để tập luyện
  5. Bạn hoàn toàn có thể tập 10-15 phút mỗi ngày nếu quá bận rộn, nhưng không sao, có tập luyện thì chắc chắn sẽ có sự cải thiện, đừng vì bận rộng mà bỏ qua tập luyện bởi vì tập luyện trị liệu quan trọng như bữa cơm của bạn vậy
  6. Nên có lịch tập luyện cố định, tránh việc thích lúc nào thì tập lúc đó bởi vì lịch tập cố định sẽ giúp tâm trí dễ tập trung hơn vì thế năng lượng (khí) sẽ có điều kiện phát huy hiệu quả mạnh mẽ nhất

!!! Một số hướng dẫn để thành công trong sử dụng xoa bóp bấm huyệt

!!! Tuyển tập bài viết truyền cảm hứng về chăm sóc sức khoẻ bằng Y học truyền thống

hoc tri lieu online

 

dang ki tu van