Tập luyện trị liệu: Đau đầu

Tập luyện trị liệu: Đau đầu

Đau đầu là gì?

  • Đau đầu là triệu chứng thứ phát, đau nhức ở phần đầu do nhiều chứng bệnh khác nhau gây ra, nó xảy ra theo cơ chế kích thích (cơ học, hóa học,...) các cấu trúc cảm giác trong hoặc ngoài sọ.
  • Đau đầu là một triệu chứng có tỷ lệ mắc rất cao trong các nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng. Ở các nước Châu Âu, Mỹ, đau đầu là một trong những nguyên nhân mà thầy thuốc hay gặp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Đau đầu do các bệnh thần kinh

  • Chấn thương sọ não.
  • Bệnh màng não - mạch máu não.
  • Hội chứng tăng áp lực nội sọ.
  • Bệnh đau nửa đầu (Migraine).
  • Rối loạn chức năng.

Đau đầu do bệnh toàn thân

  • Nhiễm khuẩn toàn thân cấp tính
  • Nhiễm độc
  • Say nóng, say nắng

Do bệnh nội khoa

  • Bệnh tim mạch, bệnh tiêu hoá, bệnh thận mạn tính, thiếu máu, rối loạn nội tiết.

Do các nguyên nhân khác

  • Viêm xương sọ, bệnh xương Paget
  • Di căn ung thư vào xương sọ
  • Biến dạng cột sống cổ
  • Đau dây thần kinh chẩm lớn do thoái hoá khớp đốt sống cổ
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Phòng bệnh đau đầu

  • Hạn chế hoặc tránh đến những nơi có tiếng ồn to, ánh sáng chói như xem phim chiếu rạp, nhìn ánh sáng chói lọi của mặt trời và các yếu tố kích thích giác quan vì các yếu này là tác nhân gây đau nửa đầu (đối với trường hợp đau nửa đầu)
  • Giảm trạng thái căng thẳng tinh thần, thư giãn trước và sau những giờ làm việc mệt mỏi, kéo dài
  • Đối với nhân viên văn phòng cần thường xuyên thay đổi tư thế khi làm việc và mỗi giờ thư giãn 30 giây. Chú ý cần thư giãn cằm, cổ, vai và các cơ lưng trên
  • Tập thể dục hằng ngày để giúp giảm căng thẳng: nên tập thể dục 20 - 30 phút mỗi ngày và tập các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, tập yoga 
  • Ngủ đủ giấc: Các nhà khoa học đã chứng minh ngủ  7-8 giờ mỗi ngày có thể tránh được tình trạng mệt mỏi, đau đầu, stress
  • Hạn chế dùng rượu bia, các thức uống có chất kích thích như cafein,... vì việc dùng nhiều đồ uống này thường làm tăng chứng nhức đầu ở bệnh nhân. khi muốn bỏ các thức uống này, đặc biệt là thức uống có cafein cần giảm từ từ để tránh chứng nhức đầu xảy ra
  • Một số thuốc có tác dụng phụ gây đau đầu do đó không được tự ý dùng thuốc chữa bệnh
  • Bổ sung đủ nước, thường 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để thanh lọc và cân bằng cơ thể, đặc biệt khi thời tiết nóng nực, nhiệt độ cao và khô vì thiếu nước khiến cơ thể cảm thấy choáng váng, mệt mỏi và đau đầu
  • Bổ sung các thực phẩm có chứa vitamin E như vừng đen giúp cân bằng estrogen và từ đó làm giảm các cơn đau đầu, nhất là phụ nữ vào thời kỳ kinh nguyệt

Tập luyện chữa đau đầu

Bài tập 1: Bấm thiên trụ

  • Ấn hai ngón cái vào Thiên trụ (muốn đọc thêm về huyệt)
  • Hít vào nghiên đầu sang trái giữ trong 7 giây
  • Thở ra đưa đầu về giữa
  • Lặp lại 5 lần
  • Nếu không thê xác định chính xác huyệt Thiên trụ, bạn chỉ cần đặt đầu hai ngón cái hai bên gáy dưới hộp sọ thì tác dụng cũng rất tốt
tap luyen chua dau dau
Tác dụng bài tập 1: tăng cường máu lên não, làm thư giãn cột sống cổ, làm mềm gân, cơ, dây chằng vùng gáy, chữa rối loạn tiền đình, thiếu máu não, ngủ gà ngủ gật, giảm trí nhớ, giảm tập trung, hay quên...

 Bài tập 2: Đập hai ngón chân cái vào nhau

  • Nằm ngửa hai tay đặt hai bên rốn
  • Đập hai ngón cái vào nhau sẽ tác động vào huyệt Thái bạch và các huyệt khác của kinh Bàng quang
  • Mở chân đập ngón út xuống sàn
  • Làm như vậy 100 lần
  • Tác động vào kinh Tỳkinh Bàng quang
  • Cần lưu ý vùng tay đặt trên bụng không được quá mạnh, sẽ làm ảnh hưởng đến hơi thở và sự thư giãn toàn thân
  • Đọc thêm về huyệt 
tap luyen chua dau dau
Tác dụng bài tập 2: làm thông kinh mạch vùng dưới chân, giúp năng lượng không bị dồn lên trên đầu gây nặng đầu, suy nghĩ mông lung, khó tập trung...

 Bài tập 3: Massage cổ vai (tìm hiểu thêm về massage trị liệu)

  • Trà nóng hai tay vào nhau
  • Xoa bóp vùng cổ 
  • Xoay cổ thật chậm ngược và thuận chiều kim đồng hồ
  • Bóp vai
  • Bóp cánh tay
tap luyen chua dau dau
Tác dụng bài tập 3: làm thông các kinh mạch vùng cánh cổ vai tay, nhờ đó giúp thư giãn toàn thân, giảm đau đầu, nhức đầu

Bài tập 4: Day huyệt Thái dương

  • Ngồi thoải mái, hai vai thả lỏng
  • Đưa hai ngón cái đặt vừa lực lên huyệt Thái dương ấn trong 5 phút
  • Dùng ô mô cái vỗ nhẹ vào huyệt Thái dương 30 cái
  • Bạn nên dùng lực vừa phải, tránh ấn mạnh vì sẽ gây phản tác dụng, làm cho đầu bị đau hơn
  • Nếu cảm thấy dễ chịu, thoải mái, nhẹ nhàng đi nhiều thì có thể thực hiện bài tập này nhiều hơn
Tap luyen chua dau dau
Tác dụng bài tập 4: làm giảm đau đầu hai bên

 Bài tập 5: Thông kinh lạc vùng đầu

  • Ngồi thoải mái tự nhiên, vai buông lỏng, lưng thẳng, hông háng mềm, đầu hướng thẳng lên trên
  • Massage toàn bộ vùng chân tóc phía trước và sau
  • Massage sau gáy và đi thẳng lên trên đầu
  • Gõ đầu mỗi vùng 20 giây
  • Bạn cứ tự tin thực hiện những động tác này bởi vì nó hoàn toàn vô hại, dù bạn có làm sai đi chăng nữa thì ít nhiều vẫn có tác dụng thư giãn và giảm đau đầu
tap luyen chua dau dau

Bài tập 6: Tập đứng thăng bằng trên một chân

  • Chắp hai tay trước ngực
  • Co một chân lên
  • Đứng thẳng tự nhiên: trùng gối nhẹ, lỏng hông, thả lỏng thắt lưng, vươn cổ lên trên, hạ vai xuống dưới, buông lỏng hai nách, thả lỏng khuỷu tay, người đứng trong 1 trục từ Dũng tuyền đến Bách hội
  • Nhắm mắt, đứng lâu nhất có thể
  • Đổi chân nếu mỏi
tap luyen chua dau dau

7. Đấm huyệt Dũng tuyền (lòng bàn chân)

  • Ngồi thẳng thoải mái thả lỏng thẳng trục
  • Bắt chân nọ qua gối chân kia
  • Đấm huyệt Dũng tuyền 30 lần
  • Đổi chân làm tương tự
  • Huyệt Dũng tuyền nằm trên đường kinh Thận
tap luyen chua dau dau
Tác dụng bài tập 7: giúp an thần, thư giãn, dưỡng sinh, nâng cao thể trạng

 8. Tập búng ngón tay

  • Ngồi hoặc đứng thoải mái
  • Tập với 1 tay hoặc cả hai tay
  • Hai vai thả lỏng, để rơi xuống tự nhiên
  • Khuỷu tay hạ xuống tự nhiên
  • Cổ tay thư giãn
  • Các ngón tay nắm lấy ngón cái
  • Búng từng ngón ra cho đến hết
  • Lặp lại 10 lần
tap luyen chua dau dau
Tác dụng bài tập 8: giúp thông 6 đường kinh ở tay, từ đó làm thông toàn bộ 12 đường kinh trong toàn thân, vì thế đây là động tác rất tuyệt vời

 Đôi điều chia sẻ với người mới tập:

  1. Nếu bạn không thể tập được toàn bộ 4 động tác này vì lý do thời gian, sức khoẻ hoặc bất kì lý do nào, bạn hãy chọn 1 hoặc 2 động tác mà mình cảm thấy thích nhất để bắt đầu chương trình tập luyện trị liệu của mình
  2. Để tập ít động tác mà vẫn có hiệu quả cao bạn cần làm chậm và cảm nhận rõ về những gì đang thực sự diễn ra cơ thể mình. Tập chậm và cảm nhận là bí quyết của tập luyện trị liệu.
  3. Cảm nhận về cơ thể là cảm nhận rõ ràng về từng trạng thái, biểu hiện thay đổi của cơ thể bao gồm: tư thế của tay chân và thân mình, cảm nhận sự căn giãn trong gân cơ, bạn nhận sự đau nhức của những chỗ tắc nghẽn, cảm nhận sự thoải mái khi cơ thể vận động và cảm nhận hơi thở vào ra từng vị trí cơ thể trong mỗi động tác.
  4. Nên chọn quần áo thoải mái dễ chịu, làm bằng cotton, chọn nơi thoáng gió, yên tĩnh để tập luyện
  5. Bạn hoàn toàn có thể tập 10-15 phút mỗi ngày nếu quá bận rộn, nhưng không sao, có tập luyện thì chắc chắn sẽ có sự cải thiện, đừng vì bận rộng mà bỏ qua tập luyện bởi vì tập luyện trị liệu quan trọng như bữa cơm của bạn vậy
  6. Nên có lịch tập luyện cố định, tránh việc thích lúc nào thì tập lúc đó bởi vì lịch tập cố định sẽ giúp tâm trí dễ tập trung hơn vì thế năng lượng (khí) sẽ có điều kiện phát huy hiệu quả mạnh mẽ nhất

!!! Một số hướng dẫn để thành công trong sử dụng xoa bóp bấm huyệt

!!! Tuyển tập bài viết truyền cảm hứng về chăm sóc sức khoẻ bằng Y học truyền thống

hoc tri lieu online

 

dang ki tu van