Huyệt trên đường kinh Thận
Kinh Thận
- Đường đi: Bắt đầu từ huyệt Dũng tuyền dưới gan bàn chân, vòng qua gót chân rồi men theo phía sau của mé chân trong đi lên bụng các Nhâm mạch nửa thốn, đi lên ngực cách Nhâm mạch 2 thốn, cuối cùng kết thúc tại huyệt Du phủ phí dưới xương đòn.
- Giờ hoạt động mạnh nhất từ 5 đến 7 giờ chiều
- Liên hệ biểu lý với kinh Bàng quang
- Chức năng:
- Thận chứa tinh khí, điều khiển quá trình khí hoá, phụ trách xương và tạo tuỷ. Khí do thận sinh ra gọi là khí Thiếu âm hay nguyên khí, là năng lượng của hoạt động sống, giúp duy trì ý thức đồng thời bảo đảm cho sự vận hành bình thường của thuỷ dịch trong cơ thể.
- Chức năng chưa tinh khí: đảm bảo cho tinh khí thận được chuyển hoá bình thường để sản sinh nguyên khí. Nguyên khí trực tiếp nuôi dưỡng lục phủ ngũ tạng, thúc đẩy kinh mạch vận hành khí huyết; tạo sức đề khagns và srn sinh tuỷ.
- Trong cơ thể khí không bị hao tổn là nhờ Tỳ sản sinh máu, máu không bị hao tổn là nhờ Thận sản sinh tinh và Gan thống nhiếp huyết giúp huyết không bị trào ra ngoài, tinh không bị hao tổn là nhờ xương sản sinh tuỷ, mấu chốt của sức khoẻ và tuổi thọ chính là sự hình thành và tích luỹ tinh, tuỷ. Nếu tinh, tuỷ bị tiêu hao thì cơ thể sẽ nhanh già yếu.
- Chức năng điều phối nước, kiểm soát, điều tiết sự vận hành của nước tại các cơ quan trong cơ thể.
- Chức năgn hấp thụ khí: thận nhận khí vào, còn phổi thở khí ra. Thận suy con người sẽ thở nhiều nhận ít dẫn đến tình trạng “hữu khí vô lực” khiến tinh lực trong cơ thể bị tiêu hao, cho dù thở oxy cũng khó hồi phục
- Chức năng điều khiển ý thức: nguyên khí giúp khí huyết lưu thông. Tục ngữ có câu “Có tinh mới có thần”. Nếu tạng phủ không nhận đủ nguyên khí thì hoạt động tinh thần sẽ bị ngưng trệ lúc này tâm thần hoảng hốt, tinh thần uể oải.
- Cơ quan liên hệ: tai, xương sống, khớp xương, tuyến thượng thận và thận.
Huyệt thường dùng
1- Huyệt Dũng tuyền - Trị các chứng ho do hư hoả bốc lên
Vị trí: Nằm ở giữa gan bàn chân, ơ nơi lõm vào và cách ngón chân thứ hai khoảng 1/3 chiều dài bàn chân.
Kĩ thuật trị liệu: Đắp tỏi lên huyệt này giúp trị cảm, ho ở trẻ em. Ngoài ra, day ấn huyệt, hơ ngải cứu, ngâm chân nước ấm, vỗ huyệt, xoa huyệt… đều có thể giúp Thận khoẻ mạnh. Thận du còn là 1 trong 3 huyệt cấp cứu quan trọng cùng với Nhân trung và Trung xung
2- Huyệt Thái khê - Trị chứng âm dương yếu
Vị trí: Nằm tại vùng lõm, ngay phía sau mắt cá trong
Kĩ thuật trị liệu: Day ấn huyệt bằng ngón tay hoặc cứu huyệt ngày 1 đến 2 lần, mỗi lần làm từ 2-5 phút, sẽ có tác dụng bồi bổ âm, hạ hoả giúp tăng cường nguyên khí và bổ thận chị chứng chân tay lạnh, uể oải, thèm ngủ, chóng mặt, hoa mắt, viêm họng, bực bội, đau tim, mất ngủ, mơ nhiều. Đau răng hoặc chảy máu cam bấm huyệt Thái khê và Côn lôn sẽ nhanh chóng giảm đau và cầm máu.
3- Huyệt Chiếu hải - Trị chứng kinh nguyệt không đều
Vị trí: Nằm tại chỗ lõm, ngay dưới mắt cá trong
Kĩ thuật trị liệu: Day bấm huyệt này bằng ngón tay từ 1-3 phút, nếu kết hợp với huyệt Thái khê thì có khả năng trị đượ nhiều chứng bệnh từ mất ngủ, phụ khoa đến suy nhược cơ thể.
4- Huyệt Du phủ - Trị viêm họng mạn tính
Vị trí: Nằm tại chỗ lõm phía dưới đầu xương đòn, cách nhâm mạch 2 thốn
Kĩ thuật trị liệu: Vị trí huyệt là nơi hư hoả của Thận kinh bốc lên, nên dễ tác động đến họng và gây viêm họng mạn tính. Nếu ta vỗ vào huyệt này sẽ giúp điều khí tan đờm và trị được các chứng bệnh viêm họng mạn tính, ù tai, nhức đầu.