Huyệt trên đường kinh Bàng quang

Kinh bàng quang

Kinh Bàng quang

  • Đường đi: Đường kinh bắt đầu từ huyệt Tinh minh ở khoá mắt phía trong vòng qua đầu xuống phía sau cổ, đến lưng thì chia thành 2 đường: đường thứ nhất cách Đốc mạch 1,5 thốn; đường thứ hai cách Đốc mạch 3 thốn. Khi đến chân, Bàng quang kinh chạy dọc giữa mặt sau chân, qua mắt cá ngoài đến mé ngoài bàn chân rồi kết thúc tại huyệt Chí âm, gần góc ngàoi móng chân út.
  • Giờ hoạt động mạnh nhất từ 3 đến 5 giờ chiều. 
  • Liên hệ biểu lý với kinh Thận
  • Chức năng: Kinh bàng quang chưa tân dịch, điều khiển quá trình khí hoá, bài tiết nước tiểu và mồ hôi. Nhờ sự hỗ trợ của kinh khí phổi, kinh khí bàng quang phân tán khắp cơ thể. Do vậy, kinh khí này có thể bảo vệ và ngăn chặn khí độc từ bên ngoài xâm nhập cơ thể. Kinh bàng quang bất ổn sẽ làm cho phần đầu, cổ, thắt lưng, nhức mỏi, khó co duỗi. Kinh này thông suốt thì lưng sẽ luôn dẻo dai, khoẻ khoắn. Nếu bấm mạnh vào huyệt Chí âm ở góc ngoài móng chân út mà không thấy đau nhức nghĩa là kinh Bàng quang đã được đả thông. Đoạn kinh Bàng quang từ phần lưng trở lên thường là nơi tích tụ nhiệt, vì vậy nên cạo giáo để đả thông nó. Nếu muốn biết mức độ tích tụ chất độc trong cơ thể thì hãy dựa vào đoạn kinh này ở dưới mông, từ huyệt Thừa phù đến huyệt Uỷ trung (khoeo chân), vì đây là nơi hàn khí và nhiệt độc dễ tích tụ nhất. Nếu chất độc ứ đọng được đả thông thì có thể tránh được các bệnh ác tính. Các kĩ thuật massage lưng, cạo gió, day véo sống lưng, giẫm lưng để để thông kinh bàng quang. 
  • Cơ quan liên hệ: đầu, mũi, mắt, não, cột sống và bàng quang.

Huyệt thường dùng

1- Huyệt Tinh minh - Trị các bệnh về mắt

Vị trí: nhắm mắt lại, từ khoé mắt dịch lên một phân là huỵệt.
Kĩ thuật trị liệu: Dùng ngón cái và ngón trỏ day ấn huyệt hai bên cùng lúc, làm từ 2-5 phút, thường xuyên day ấn sẽ giúp mắt sáng và đỡ mỏi mắt, khô mắt.

2- Huyệt Phế du - Trị bệnh phổi và hen suyễn, chắp lẹo 
Vị trí: Từ dưới mỏm đốt sống ngực thứ 3 đo ngang ra 1,5 thốn.
Kĩ thuật trị liệu: Huyệt là nơi dẫn khí của kinh mạch phổi, huyệt có chức năng điều hoà và bổ sung khí phổi, chuyên trị các chứng nóng lạnh của Phế kinh như trúng gió, cảm cúm, ho, sốt, suyễn. Tác động bằng cách day bấm, cạo gió, giác hơi, nhổ véo, chích nặn máu.

3- Huyệt Tâm du - Trị chứng hồi hộp và tức ngực
Vị trí: Từ huyệt Thần đạo dưới mỏm đốt sống ngực thứ 5 đo ngang ra 1,5 thốn.
Kĩ thuật trị liệu: huyệt có chức năng thúc đẩy khí huyết, trấn tĩnh an thần, chuyên trị các bệnh về tim mạch như sợ hãi, thở gấp, hồi hộp, đau thắt cơ tim, ngoài ra huyệt còn giúp điều trị chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ, mơ nhiều. Tác động bằng cách day tròn bằng ngón cái, mỗi lần từ 2-5 phút, nên làm cả hai bên cùng lúc. 

4- Huyệt Can du - Thanh nhiệt gan và làm sáng mắt
Vị trí: Từ huyệt Cân súc dưới mỏm đôt sống ngực thứ 9 đo ngang ra 1,5 thốn là huyệt
Kĩ thuật trị liệu: huyệt có tác dụng giải trừ can hoả vừa bồi dương can âm, và chuyên trị các bệnh về mắt như: mắt sưng đau, quáng gà, xuất huyết võng mạc. Do can chứa máu, hên huyệt này trị được các chứng bệnh cần điều huyết, an thần như mạng sườn đau nhức, kinh nguyệt không đều. Tác động bằng cách day ấn huyệt, mỗi lần làm từ 2-5 phút, nên làm hai bên cùng lúc.

5- Huyệt Tỳ du - Trị chứng biếng ăn
Vị trí: Từ huyệt Tích trung dưới mỏm đốt sống ngực thứ 11 đo ngang ra 1,5 thốn.
Kĩ thuật trị liệu: Huyệt có tác dụng tăng cường tiêu hoá và hấp thu dưỡng chất, nhờ vậy trị được chứng biếng ăn, tiêu chảy, phù thũng, trướng bụng. Tác động bằng cách day tròn bằng ngón cái, mỗi lần từ 2-5 phút, nên làm cả hai bên cùng lúc. Ngày làm từ 1-2 lần cho đến khi thấy kết quả thì dừng.

6- Huyệt Vị du - Trị chứng đau và trướng bụng
Vị trí: Từ dưới mỏm đốt sống ngực thứ 12 đo ngang ra 1,5 thốn là huỵệt.
Kĩ thuật trị liệu: Kết hợp hai huyệt Tỳ du và Vị du giúp trị liệu đau dạ dày, tiêu hoá kém, sa dạ dày, giúp hỗ trợ chuyển hoá thức ăn. Tác động bằng cách day tròn bằng ngón cái, mỗi lần từ 2-5 phút, nên làm cả hai bên cùng lúc. Ngày làm từ 1-2 lần cho đến khi thấy kết quả thì dừng. Có thể dùng gốc bàn tay trà xát 2 huyệt này cùng lúc, mỗi lần trà xát nên làm từ 50-100 cái.


7- Huyệt Thận du - Trị chứng mệt mỏi và thoái hoá cơ lưng
Vị trí: Dưới mỏm đốt sống lưng thứ 2 đo ngang ra 1,5 thốn, giữa 2 huyệt Thận du là huyệt Mệnh môn.
Kĩ thuật trị liệu: Huyệt có chức năng dẫn khí thận, chuyên trị các bệnh về sinh sản tiết niệu, đồng thời còn bồi bổ khí thận và tăng cường sức khoẻ. Khi cơ lưng mệt mỏi, thoái hoá cột sống thắt lưng nghĩa là thận đã bị suy yếu. Lúc này, nên dùng huyệt Thận du để phục hồi chức năng thận và giúp cơ lưng thư giãn, khoẻ mạnh. Tác động bằng cách trà xát huyệt Thận du hai bên bằng lòng bàn tay, trà nhiều lần cho vùng huyệt trở nên nóng, mỗi lần làm từ 50 đến 100 cái. Có thể cứu ngải, trườm ấm, day ấn vùng huyệt cũng đem lại hiệu quả cao.

8- Huyệt Đại trường du - Trị đau lưng do phong thấp
Vị trí: Từ huyệt Yêu dương quan dưới mỏm đốt sống lưng thứ 4 đo ngang ra 1,5 thốn là huyệt
Kĩ thuật trị liệu: Huyệt có tác dụng trị đau bụng, tiểu chảy, chướng bụng, táo bón…có thể cứu huyệt trong trường hợp bị đau lưng, người nặng nề, khó di chuyển. Mỗi lần cứu từ 2-5 phút hoặc lâu hơn, nên cứu hai bên cùng lúc, Ngoài ra, hàng ngày tự day bấm hoặc trà xát, trườm nóng huyệt đều rất tốt, có tác dụng khoẻ lưng, trừ phong thấp, hỗ trợ bài tiết chất thải theo đường đại tiện.

9- Các huyệt Bát liêu - Trị chứng đau bụng kinh
Vị trí: Đây là một nhóm huyệt nằm tại 8 chỗ lõm của đốt xương cùng, gồm 2 huyệt Thượng liêu, 2 huyệt Thứ liêu, 2 huyệt Trung liêu và 2 huyệt Hạ liêu nằm đối xứng trái phải với nhau. 
Kĩ thuật trị liệu: Huyệt có tác dụng điều kinh, thông khí cắt cơn đau và trị các bệnh phụ khoa như kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, khi hư, hiếm muộn, vô sinh, lãnh cảm. Bình thường có thể tác động bằng cách nắm tay lại day kĩ vùng này, hoặc trà xát bằng bàn tay, cạo gió, day ấn…đều có hiệu quả cao. Ngoài ra, khi đau bụng kinh, ta dùng ngón cái và ngón trỏ (đặt cách nhau) 1,5 thốn) day xung quanh huyệt Bát liêu cho nóng lên thì sẽ giảm đau nhanh chóng.


10- Huyệt Uỷ trung - Trị đau nhức thắt lưng và chân
Vị trí: Nằm ở giữa hai đường gân ở khoeo chân
Kĩ thuật trị liệu: đánh vỗ huyệt này sẽ trị được chứng đau nhức thắt lưng và tê mỏi chân. Vỗ mỗi lần vài chục cái, có thể làm cả hai bên chân cùng lúc.


11- Huyệt Thừa cân - Trị chuột rút 
Vị trí: Nằm ở dưới huyệt Uỷ trung, nơi cả cẳng chân nổi cao nhất, ngay giữa bắp chân.
Kĩ thuật trị liệu: thường xuyên xoa bóp, đánh vỗ huyệt này thì cơ thể sẽ khoẻ khoắn, tĩnh mạch cẳng cũng trở nên khoẻ hơn, phòng tránh được hiện tượng dãn tĩnh mạch chi dưới.

12- Huyệt Phi dương - Trị chứng tê mỏi chân
Vị trí: Nằm ở mặt sau xương cẳng chân, trên mắt cá ngoài 7 thốn.
Kĩ thuật trị liệu: Huyệt có tác dụng trừ phong, giúp lưng và gối khoẻ, đi lại vững vàng, chuyên trị chứng đau lưng, chân mỏi… có thể dụng biên pháp cạo gió và xoa bóp, hoặc vỗ vào huyệt nhiều lần để phòng và trị đau lưng.

13- Huyệt Thân mạch - làm giãn gân mạch
Vị trí: nằm ở chỗ lõm phía dưới mắt cá ngoài, bên dưới nửa thốn.
Kĩ thuật trị liệu: có tác dụng làm giãn gân thông mạch, xương khớp linh hoạt. Huyệt này không chỉ trị được chứng nhức tê liệt và khó cử động ở chân, mà còn trị được cả chứng động kinh vào ban ngày. Tự day ấn huyệt mỗi lần từ 2-5 phút mỗi bên, làm 2 bên cùng lúc.

14- Huyệt Chí âm - Trị đau lưng cấp tính 
Vị trí: Nằm cách góc ngoài móng chân út 1 phân.
Kĩ thuật trị liệu: khi bị đau lưng cấp, nên lấy ngải cứu huyệt này. Làm cho đến khi thấy đỡ đau thì thôi.
 

Huyệt tinh minh

Huyệt phế du

Huyệt Tâm du

Huyệt can du

Huyệt tỳ du

Huyệt vị du

Huyệt thận du

Huyệt đại trường du

Các huyệt liêu

Huyệt ủy trung

Huyệt thừa cân

Huyệt phi dương

Huyệt thân mạch

Huyệt chí âm