Huyệt trên đường kinh Tỳ

Đường kinh Tỳ

Kinh Tỳ

  • Đường đi: Bắt đầu từ huyệt Ẩn bạch nàm cạnh góc trong móng chân cái, đi dọc theo má chân trong qua mắt cá rồi theo mặt trong chân chạy lên trên; qua bụng, cách nhâm mạch 4 thốn; qua ngực, cách Nhâm mạch 6 thốn; cuối cùng kết thúc ở huyệt Đại bao dưới nách 6 thốn.
  • Giờ hoạt động mạnh nhất từ 9 đến 11 giờ sáng. 
  • Liên hệ biểu lý với kinh Vị
  • Chức năng: có chức năng chuyển hoá chất dinh dưỡng trong thức ăn thành khí huyết và tân dịch, rồi thông qua tim, phổi vận chuyển đến toàn thân. Giúp thận bài tiết nước thải, bổ khí điều chỉnh lượng máu cũng như nuôi dưỡng cơ thể. Tỳ tốt thì sắc mặt hồng hào, da thịt đầy đặn. Ngược lại, nếu bị hư tổn sẽ dẫn đến tình trạng chán ăn, suy dinh dưỡng, sắc mặt vàng vọt, thân thể ốm yếu và dễ mệt mỏi. Tỳ tạo máu và điều tiết lượng máu nên các huyệt trên Tỳ kinh có thể dùng để trị chứng xuất huyết dưới da, nôn ra máu, đại tiện ra máu, rong kinh hay băng huyết. Tỳ kinh còn có chức năng miễn dịch, đây là nguyên nhân khiến bệnh nhân đái tháo đường dễ bị biến chứng.
  • Cơ quan liên hệ: lá lách, tuyến tuỵ, dạ dày, tử cung, buồng trứng, bàng quang, tuyến tiền liệt.

Huyệt thường dùng

1- Huyệt Ẩn bạch - Cầm máu công hiệu nhất

Vị trí: Nằm ở góc trong móng chân cái
Kĩ thuật trị liệu: Cứu huyệt bằng ngải cứu có tác dụng cầm máu trong các chứng chảy máu, điều tiết kinh nguyệt.

2- Huyệt Thái bạch - Tăng cường chức năng của lá lách
Vị trí: Nằm tại chỗ lõm trên má trong chân, phía sau khớp xương bàn ngón cái.
Kĩ thuật trị liệu: Huyệt có chức năng hồi phục và tăng cường sức khoẻ. Với người bệnh lâu ngày, mệt mỏi, suy nhược, trường bụng, tiêu hoá kém thì nên day bấm hoặc cứu huyệt này. 

3- Huyệt Công tôn - Trị đau tim và dạ dày
Vị trí: Từ khớp xương của xương bàn chân thứ nhất lần về phía sau sẽ thấy một xương hình cung, nơi lõm xuống của xương này chính là huyệt
Kĩ thuật trị liệu: có chức năng trị liệu các bệnh như đau tim, đa dạ dày, nôn ói, ăn không tiêu, trường bụng, tiêu chảy. Có chức năng tăng cường tiêu hoá, bài tiết nước thừa, điều hoà khí huyết và ổn định dạ dày. Day bấm huyệt bằng ngón tay 1-3 phút, có thể dùng ngải để cứu huyệt từ 3-5 phút mỗi lần, ngày làm 1- 2 lần.

4- Huyệt Tam âm giao - Trị bệnh phụ khoa
Vị trí: bốn ngón tay khép lại đặt lên mặt tron gchaan mép ngàoi ngón úp áp sát đầu mắt cá chân, giao điểm giữa mép trên ngón trỏ và cạnh sau xương ống chân là huyệt Tam âm giao.
Kĩ thuật trị liệu: là một trong 4 huyệt quan trọng tăng cường sức khoẻ. Có tác dụng trị chứng tiêu hoá kém, trướng bụng, tiêu chảy, mất ngủ. Trị teo cơ, phong thấp, tê bại. Trị kinh nguyệt không đều, tắc kinh, đau bụng kinh, khí hư, di tinh, liệt dương, bí tiểu, viêm tuyến tiền liệt. Day bấm huyệt hoặc cứu ngày 1-2 lần, mỗi lần làm từ 1-5 phút tuỳ từng loại bệnh.

5- Huyệt Địa cơ - Trị bệnh đái tháo đường
Vị trí: nằm dưới đầu gối trong 5 thôn, dưới huyệt Âm lăng tuyền 3 thốn ở mép sau xương ống chân.
Kĩ thuật trị liệu: người bị đái tháo đường sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn nên huyệt này chính là điểm đau của bệnh đái tháo đường. Tự day bấm huyệt này 1 đến 2 lần mỗi ngày, mỗi lần day bấm 1-3 phút.

6- Huyệt Huyết hải - Trị chứng ngứa 
Vị trí: ngồi chân vuông góc, áp lòng bàn tay lên xương bánh chè, nơi ngón cái chỉ đến là huyệt.
Kĩ thuật trị liệu: là nơi máu hội tụ, nên chuyên trị các chứng bệnh liên quan đến máu như: mày đay, kinh nguyệt khôgn đều, băng huyết, thiếu máu. Có thể day bấm, trích nặn máu, hơ ngải cứu huyệt này. Mỗi lần làm từ 1-5 phút  mỗi bên.

7- Huyệt Đại bao - Trị đau nhức toàn thân
Vị trí: nằm giữa hốc nách, giữa xương sườn thứ 6 và thứ 7, dưới hốc nách 6 thốn.
Kĩ thuật trị liệu: có chức năng trị chứng đau nhức, mệt mỏi hay khó chịu trong người. Dùng để khơi thông kinh mạch, làm một trong 4 huyệt cắt cơn đau cùng với Hợp cốc, Thái xung, Chí dương. Tự day bấm bằng ngón tay, hoặc cạo gió, trà sát huyệt này đều tốt. Mỗi lần làm từ 1-5 phút.  
Huyệt Ẩn bạch

Huyệt Thái bạch

Huyệt Công tôn

Huyệt Tam âm giao

Huyệt Địa cơ

Huyệt Huyết hải

Huyệt Đại bao