Huyệt trên đường kinh Tâm

Đường kinh Tâm

Kinh Tâm

  • Đường đi: Đường kinh Tâm bắt đầu từ huyệt Cực tuyền dưới hốc nách men theo mặt trong cánh tay, qua khuỷu tay, xuống lòng bàn tay đến đầu ngón tay út rồi kết thúc tại huyệt Thiếu xúc nằm cạnh gó trong móng tay út.
  • Giờ hoạt động mạnh nhất từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều. 
  • Liên hệ biểu lý với kinh Tiểu trường
  • Chức năng: Tâm điều khiển sự tuần máu và chi phối mọi hoạt động tâm sinh lý của cơ thể. Trong hoạt đọng sinh lý, nếu tâm ổn định thì các cơ quan còn lại sẽ phối hợp nhịp nhàng với nhau. Nếu tâm bất ổn thì khí huyết ách tắc sẽ khiến các cơ quan khác bị tổn thương lâu dần sinh ra bệnh tật. Tâm có khả năng tiếp nhận áp lực bên ngoài. Khả năng này cao thì con người có tính tình phóng khoáng, mạnh mẽ, lạc quan; còn ngược lại thì con người dễ buồn bực, hồi hộp, sợ sệt, mất ngủ và hay nằm mơ.
  • Cơ quan liên hệ: lưỡi, não, tim

Huyệt thường dùng

1- Huyệt Cực tuyền - Cấp cứu tim
Vị trí: Cánh tay dang ngang, nơi có mạch đập ở giữa hốc nách là huyệt.
Kĩ thuật trị liệu: Huyệt này nằm gần tim nhất của đường kinh Tâm, có chức năng điều hoà nhịp tim. Khi đau thắt cơ tim và đột nhiên cảm thấy rất mệt, ta nên đánh mạnh và huyệt này để cáp cứu. Ngoài ra, huyệt này còn trị được các chứng bệnh như xương sườn đau nhức, khuỷu tay và cánh tay lạnh, thiếu sữa v.v..

2- Huyệt Thiếu hải - Trị chứng mất ngủ và phiền muộn 
Vị trí: Bàn tay ngửa, khuỷu tay gập thành góc 90độ. Đầu trong của ngấn khuỷu tay là huyệt.
Kĩ thuật trị liệu: Huyệt có chức năng thanh tâm hạ hoả, vỗ huyệt vào huyệt sẽ chữa được các chứng phiền muộn, mất ngủ, mơ nhiều, cẳng tay đơ cứng.


3- Huyệt Thần môn - Giúp trấn tĩnh và an thần
Vị trí: Bàn tay ngửa, ở góc cổ tay phía ngón út có một đầu xương tròn nhô lên, lần tay lên đầu xương này sẽ thấy một sợi gân to. Giao điểm giữa sợ gân này với ngấn cổ tay là huyệt.
Kĩ thuật trị liệu: Huyệt có tác dụng trấn tĩnh, an thần nên thường dùng để chữa các bệnh liên quan đến tim mạch và thần kinh. Day ấn huyệt bằng ngón tay 1-2 lần trong ngày, mỗi lần day 1-5 phút mỗi bên sẽ giúp trị các chứng khó ngủ, mơ nhiều, dễ thức giấc, hay quên, suy nhược thần kinh hồi hộp, lú lẫn, bực bội…

4- Huyệt Thiếu xung - Trị bệnh tim
Vị trí: Góc trong móng tay út
Kĩ thuật trị liệu: dùng ngón trỏ ấn vào huyệt, ngón cái đỡ bên đối diện, day ấn hoặc vê tròn xung quanh huyệt, làm mỗi lần 50 đến 100 cái sẽ có tác dụng trị liệu các chứng phiền muộn, hoảng sợ, đau tim, tăng cường sức khoẻ tim mạch

Huyệt Cực tuyền

Huyệt Thiếu hải

Huyệt Thần môn

Huyệt Thiếu xung