Kĩ thuật hoàn hảo đến từ cảm nhận đơn giản
Kĩ thuật trị liệu đóng vai trò cốt lõi
Trong trị liệu tự nhiên thì kĩ thuật trị liệu luôn là phần quan trọng nhất, bởi vì nếu kĩ thuật trị liệu mà không giỏi thì dù bạn có chẩn đoán đúng, có quyết tâm cao thì cũng khó có thể có một buổi trị liệu hoàn hảo được. Thực tế, nói về kĩ thuật trị liệu tự nhiên thì có khá nhiều loại, phân bố từ mạnh đến nhẹ, từ đơn giản đến phức tạp, từ thô cho đến tinh. Các kĩ thuật trị liệu tự nhiên có điểm đặc biệt so với các kĩ thuật thông thường đó là người trị liệu cần phải tuân theo quy luật tự nhiên khi thực hiện các kĩ thuật này. Việc tuân theo quy luật tự nhiên có ý nghĩa rất lớn đối với hiệu quả trị liệu. Muốn cơ thể tuân theo quy luật tự nhiên thì mỗi nhà trị liệu cần phải nhận biết rất rõ ràng những gì đang xảy ra trong cơ thể mình một cách thực tế, rồi từ những cảm nhận rõ ràng đấy mới đánh giá xem cơ thể có đang ở trạng thái tự nhiên hay còn chưa trở về trạng thái này. Bước tiêu theo là người trị liệu cần phải có những điều chỉnh thích hợp để cơ thể của mình có thể tạo ra được những kĩ thuật trị liệu đúng đăn và hiệu quả.
Diễn tả quy trình trên thì nghe khá dài dòng, nhưng trong thực tế nó diễn ra vô cùng nhanh chóng, thông thường chỉ vài giây mà thôi. Người trị liệu cần phải giữ cho tâm trí của mình luôn có sự tập trung vào cơ thể của chính bản thân họ, để nhận biết xem các bộ phận có đang bị sai lệch hay là không, nếu sai lệch thì cần nhanh chóng điều chỉnh nó cho thẳng hàng. Một số điều mà bạn phải điều chỉnh cơ thể cho thẳng để có tư thế chuẩn tự nhiên bao gồm: Vai phải mềm mại và có liên hệ với hông, ngực phải hạ xuống và có liên hệ với thắt lưng, hai bả vải phải hạ xuống để có liên hệ với bụng, cằm phải thu nhẹ vào cổ để cho trục thẳng dọc cơ thể từ đỉnh đầu xuống dưới vùng xương chậu được hình thành. Còn một điểm quan trọng nữa đó chính là bàn tay của nhà trị liệu phải có sự kết nối với vùng trọng tâm cơ thể (vùng rốn) trong từng kĩ thuật trị liệu
Suy nghĩ mông lung chính là trở ngại lớn
Nếu tâm trí của người trị liêu luôn trong trạng thái bình an, thoải mái, chú tâm thì việc điều chỉnh cơ thể sẻ trở nên dễ dàng, tự nhiên. Nhưng một trong những trở ngại lớn nhất khiến cho việc kết nối các bộ phận trên cơ thể khó thành công, khó liên tục là do có quá nhiều suy nghĩ đang quẩn quanh trong đầu người trị liệu. Đó là những suy nghĩ mông lung, khó định hướng, thường xuyên thay đổi, không có giá trị, vì thế để có kĩ thuật trị liệu hoàn hảo thì công việc đầu tiên là chúng ta phải xử lý tốt những suy nghĩ đang quẩn quanh trong đầu.
Suy nghĩ mông lung đến từ đâu?
Suy nghĩ mông lung, bất định có nguồn gốc từ những bất ổn trong cơ thể bao gồm những bế tắc trong cơ bắp, đau nhức trong khớp xương, khó chịu ở trên da hoặc một bộ phận cơ quan nào đó. Tất cả những cảm giác bất thường về cơ thể đều có thể là nguyên nhân "kích hoạt" những suy nghĩ mông lung xuất hiện lên trong trí não và chi phối những hoạt động thực tế. Suy nghĩ mông lung cũng đến từ những sự thay đổi ở môi trường bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm, gió, âm thanh, mùi ... những yếu tố bên ngoài nếu bất ổn, không phù hợp thì cũng làm cho tâm trí người trị liệu bị sao lãng, mất tập trung. Sự tưởng tượng cũng là nguyên nhân trọng yếu gây ra bất ổn trong trí não người trị liệu, sự tưởng tượng có rất nhiều tác dụng nhưng cũng mang lại nhiều phiền toái cho con người nếu như chúng ta để nó làm chủ. Sự tưởng tượng bản chất là do những thêu dệt tự động diễn ra trong trí não con người, nó có thể là tốt hoặc có thể chẳng có ý nghĩa gì, vì thế người trị liệu cần phải thận trọng với sự tưởng tượng của mình, đặc biệt là khi đang chữa bệnh cho người khác. Ngoài ra cũng có một nguyên nhân kín đáo nữa xuất phát từ vô thức của người trị liệu khi tiếp xúc với người bệnh hoặc với loại bệnh. Có những trường hợp khi trị liệu cảm thấy rất thoải mái, dễ chịu, tập trung cao độ nhưng cũng có khi bạn lại cảm thấy khó tập trung, phân tán tư tưởng, hay có suy nghĩ tiêu cực... những trạng thái của tâm ý này xuất phát từ những nguyên nhân rất sâu xa.
Vậy chúng ta cần nhận biết cảm giác gì trong khi trị liệu
Mỗi giây não con người tiếp nhận hàng trăm triệu các thông tin từ bên ngoài thông qua một loạt những cảm biến phân bố trên bề mặt da, trong lớp cơ, trong các mạch máu, trong các đường ống thở, tiêu hoá...tất cả những cảm giác mà cơ thể có thể nhận biết được đều được truyền ngược trở lại và có sự tham gia xử lý của não. Trong rất nhiều các loại cảm giác này, chúng ta hãy chú ý đến cảm giác thực tế đang xuất hiện trên thân thể mỗi người. Ví dụ: bạn đang thực hiện mỗi kĩ thuật ấn huyệt chẳng hạn, thì hãy để ý đến các bộ phận trên cơ thể đang như thế nào, nếu thấy sai sai hoặc lệch lạc thì hãy điều chỉnh lại, sau đó hay nhớ tiếp đến cảm những cảm giác từ bàn tay bấm huyệt đem lại bao gồm lực co cũng các ngón tay, ngón nào đang phải chịu lực nhiều, phần nào của ngón tay đang bị đau nhức, hoặc cảm giác thoải mái khi bạn đang bấm huyệt. Điều cần làm tiếp theo là duy trì cảm giác thân thể và cảm giác ở tay, sau đó cho chúng kết nối lại với nhau bằng cách tưởng tượng có sợ "tơ mỏng" liên kết chúng lại.
Bất cứ khi nào bạn trị liệu mà luôn duy trì được những cảm giác như trên thì dần dần bạn sẽ có sự hoà hợp giữa cơ thể và tâm trí trong từng kĩ thuật. Bất kì sự tưởng tượng vô ích nào cuối cùng cũng đều dẫn đến những kết quả không tốt, vì thế hãy thường xuyên chú tâm vào việc mình làm.