Chìa khoá thành công
Để nâng cao chất lượng của luyện tập, cần thực hiện tốt mấy nguyên tắc sau:
Phải kế hợp chặt chẽ giữa vận động và yên tĩnh
- Trong một lần tập, phải kết hợp chặt chẽ giữa tập ở tư thế động và tập ở tư thế tĩnh: vì tập ở tư thế động lúc đầu có tác dụng chuyển từ trạng thái chú ý vào ngoại cảnh sang chú ý vào cơ thể tạo điều kiện để khi tập ở tư thế tĩnh dễ đạt cơ thể dãn, tinh thần yên tĩnh, tập thở đạt yêu cầu. Tập ở tư thế động lúc sau để lại chuyển sang trạng thái hoạt động bình thươngf và luyện gân cốt cứng cáp.
- Trong sinh hoạt lao động hàng ngày cũng phải kết hợp chặt chẽ giữa vận động và yên tĩnh: Khí công làm ta chu sý nghiều hơn đến quan hệ giữa hai mặt này trong sinh hoạt và lao động. Con người gắn liền với lao động, cho nên, trong cuộc sống khi làm việc phải chủ động tích cực, khi nghỉ ngơi cũng phải chủ động tích cực vì nghỉ ngơi tốt là để làm việc tốt hơn. Giờ nghỉ ngơi là giờ xã hội giành cho ta, sau khi làm việc mệt mỏi, để bồi bổ những cái đã tiêu hao trong khi làm việc, và chuẩn bị đầy đủ sức lao động để tiếp tục hăng say làm việc. Trong công tác đột xuất, trong chiến đấu căng thẳng không thể nào có thời giờ nghỉ ngơi như lúc thường được, cho nên để tự bồi dưỡng sức lực cho mình, ta phải tập để chủ động được sự nghỉ ngơi và nghỉ ngơi tích cực. Tất cả các hình thức giải trí, thể dục thể thao, văn hoá quần chúng... đều có tác dụng nghỉ ngơi tích cực. Ta cần tập để có thể chủ động sử dụng chúng phục vụ tốt nhất cho sự nghỉ ngơi của ta.
Phải kết hợp chặt chẽ giữa ba mặt luyện tập Tư thế, Ý và Thở.
Lúc đầu, nên sử dụng hơi thở tự nhiên vì như thế dễ tập hơn và an toàn hơn, vì cơ thể cần phải làm quen dần với những bài tập mới, từng thứ một.
Luyện tập với mức độ vừa đủ, không quá độ, không quá ít.
- Khi làm dãn từng vị trí, nếu khôgn đưa chú ý vào vị trí đó, chỉ huy cho nó dãn, mà làm lấy lệ, là quá ít. Nếu bắt vị trí đó phải làm dãn nhiều lần, gây mệt, là quá độ. Vừa mức là: có nghĩ thầm vị trí, có làm dãn lần lượt từng vị trí, không tập trung vào vị trí nào nhiều lần. Có những nơi khi làm dãn đến đó, cảm thấy có thay đổi về cảm giác, cũng có những vị trí không thấy được thay đổi cảm giác. Đó là do đặc điểm của vị trí đó quyết định. Do đó, không bắt buộc phải thấy được thay đổi về cảm giác mới là đạt yêu cầu.
- Khi canh giữ bộ phận của cơ thể: quá lít là: không đưa chú ý vào vị trí và không canh giữ nó, mà ngồi nghĩ lung tung. Quá độ là: tập trung cao độ chú ý vào vị trí và canh giữ, gây nên căng thẳng, mệt mỏi. Vừa mức là: nhẹ nhàng đưa chú ý vào vị trí, rồi nhẹ nhàng canh giữ nó, lúc đó mắt như là nhìn nó, tai như là nghe thay đổi của nó, đầu óc như là chú ý theo dõi cảm giác ở vị trí đó. Nếu trong khi canh giữ trong óc có nẩy ra ý nghĩ khác, thì lại nhẹ nhàng đưa chú ý vào vị trí đó rồi lại tiếp tục canh giữ nhẹ nhàng. Khi mới tập, thời gian canh giữ thường rất ngắn. Qua luyện tập, thời gian này sẽ dài ra, rất có lợi cho hoạt động của hệ thần kinh nói riêng, cho sức khoẻ nói chung.
- Luyện thở quá ít là: để thở tự nhiên không dùng ý điều chỉnh hơi thở theo nhịp điệu "êm, nhẹ, đều", hoặc "êm, nhẹ, đều, chậm, sâu, dài". Quá độ là: dùng sức điều khiển các bắp thị bụng, ngực tham gia vào quá trình thở - như vậy chóng mệt và không dùng được lâu. Vừa mức là: dùng ý mà không dùng sức. Dùng ý điều chỉnh hơi thở cho êm, nhẹ, đều hoặc êm, nhẹ, đều, chậm, sâu, dài. Muốn vậy cần nhớ hít vào khôgn dùng sức, thở ra không quá độ, chuyển tiếp phải nhẹ nhàng tự nhiên.
- Luyện tư thế, động tác thế nào cho vừa mức. Quá ít là: không duy trì tư thế nhất định hoặc tư thế không vững vàng, như lưng gù không thẳng, đầu gục xuống, vai nhô lên ... Quá độ là: lên gân khi tập, so vai, ưỡn ngực, tấn xuống quá thấp, thời gian quá dài ... gây mệt mỏi. Vừa mức là: đạt vững vàng, thoải mái, động tác chính xác
Phải kiên trì tập.
Tập khí công tức là tự rèn luyện. Nếu không tập, không có tác dụng, nếu tập thường xuyên sẽ phát huy tác dụng tốt, công phu tập càng cao, kết quả càng lớn. Cho nên muốn đạt kết quả tốt chỉ có một cách là kiên trì tập.