Duy trì khả năng kháng bệnh của cơ thể
Con người và tự nhiên
Con người sống trong tự nhiên và có quan hệ gần gũi với nó. Những thay đổi khác nhau trong tự nhiên, như sự biến đổ của thời tiết và những điều kiện địa lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, già đi và bệnh tật của con người. Nói khác nơi, những thay đổi trong tự nhiên được phản ánh bằng những thay đổi bên trong của cơ thể; tuy vậy, đồng thời trong chính bản thân cơ thể con người cũng biết cách tự nhiên điều chỉnh tái tạo sự cân bằng một cách tích cực, nhanh chóng và chính xác. Tiến trình cơ thể con người phản ứng tái lập sự cân bằng bên trong cơ thể phù hợp với môi trường thể hiện mối tương quan giữa con người và tự nhiên. Nếu cơ thể và tâm trí chúng ta luôn có sự để ý, tỉnh táo, nhạy bén và đủ mềm mại thì khả năng mắc phải bệnh tật sẽ ít hơn rất nhiều.
Theo dòng của một năm, ta thấy có bốn sự thay đổi chính trong thời tiết. Mùa xuân ấm áp, mùa hè nóng bức, mùa thu se lạnh, mùa đông giá rét. Vì vậy, con người cũng phải thích nghi với những thay đổi đó qua sự điều chỉnh những chức năng của cơ thể, trong đó có Khí và Huyết. Trong mùa xuân và mùa hè, Khí dương được giải phóng, Khí và huyết có khuynh hướng chu chuyển cạn ở bền mặt, vì thế da trửo nên nhão hơn, không săn chắc và toát nhiều mồ hôi; trong khi vào mùa thu và đông thì Khí dương được tích trữ , Khí và huyết có khuynh hướng chu chuyển sâu ở bên trong, vì vậy da trửo nên săn chắc, ít toát mồ hôi, nhưng lượng nước tiểu thì nhiều hơn. Nhưng gặp khi có sự thay đổi bất thường của thời tiết, nếu vượt ra ngoài khả năng đề kháng tự nhiên của cơ thể (khả năng tái lập sự cân bằng), thì hệ quả có thể là những rối loạn chức năng trong cơ thể, bệnh tật bắt đầu phát sinh. Vậy bằng cách nào ta có thể củng cố và tăng cường khả năng thích nghi đối với những thay đổi trong môi trường tự nhiên nhằm đề kháng tật bệnh? Đó là phải làm sao để Khí chống bệnh mạnh hơn là Khí bệnh.
Khí bệnh và Khí chống bệnh
Khí chống bệnh hay còn gọi là năng lượng để phòng bệnh hay nói cụ thể là năng lượng cần thiết để hệ miễn dịch, thần kinh, nội tiết… cần dùng để “kéo” cơ thể trở về trạng thái cân bằng giữa bên trong và bên ngoài cơ thể. Như chúng ta biết, trong cơ thể người trưởng thành phần lớn năng lượng mà chúng ta hấp thu từ đồ ăn thức uống là dành cho việc sửa chữa những sai sót, lệch lạc, làm sạch những thành phần bên trong cơ thể do quá trình sống tạo ra. Sống thì luôn có “xây dựng và phá bỏ”, trong quá trình này luôn tạo ra “phế thải” vì thế cơ thể luôn cần năng lượng để tái tạo, sửa chữa, làm sạch. Nếu chúng ta vận động đúng, suy nghĩ đúng, tạo ra ít “phế thải” trong quá trình sống thì thực sự cũng không cần phải ăn uống quá nhiều, nhiều khi chỉ cần ngày 1 bữa cũng sống thoải mái.
Khí bệnh là năng lượng mà cơ thể chúng ta không thể thích ứng được một cách tự nhiên, nói thế để thấy rằng chẳng có cái gì thực sự được gọi là “Khí bệnh” cả, bởi vì bản chất là do con người không thể thay đổi kịp thời theo sự thay đổi ở bên ngoài mà thôi, cứ con người sinh ra từ tự nhiên, khí thì có từ trước khi con người xuất hiện, vì thế Khí là mẹ của loài người, mà mẹ nào lại làm hại con của mình đâu, do đó con người muốn khoẻ mạnh thì điều quan trọng là phải “nghe lời mẹ”
Tâm trạng và Khí chống bệnh
Nếu ai đã từng tập luyện những môn liên quan đến vận Khí như Thiền, Khí công, Yoga, Nhân điện, Võ thuật… thì sẽ thấy tâm trạng ảnh hưởng vô cùng to lớn đến việc sử dụng Khí, bạn đang bực tức thì chắc chắn bạn không thể làm khí “trầm đan điền” được, bạn đang buồn rầu thì chắc chắn sẽ không cảm nhận sự chuyển động của các dòng khí trong kinh mạch, bạn đang lo lắng hoặc vôi vàng thì chắc chắn cũng không thể nào thấy các dòng khí trao đổi với nhau, hoà quện vào nhau như thế nào được. Bởi vì sự cảm nhận về Khí chỉ xuất hiện khi tâm trí bạn được bình an và thư giãn, đồng thời bạn đủ thời gian để có cảm nhận về cơ thể mình và những gì đang diễn ra trong cơ thể tại thời điểm hiện tại. Một trong những điều làm suy giảm mạnh mẽ khả năng phục hồi sức khoẻ của con người chính là những tâm trạng tiêu cực và tích cực ví dụ: vui quá, buồn quá, giận quá, tích cực quá, hào hứng quá, mạnh mẽ quá… tất cả những cái gì “quá” đều làm cho cơ thể tiêu hao năng lượng vô ích, đồng thời tạo ra quá nhiều những chất thải.
Tóm lại, giữ tâm trí thư giãn, quan tâm chú ý đến cơ thể, nhận biết những cảm giác, cảm xúc, phản ứng lại với những tác động từ bên ngoài một cách có ý thức và trí tuệ là bí quyết quan trọng nhất giúp cơ thể khoẻ mạnh, an vui, hạnh phúc.