Học thuyết Can chi

12 con giáp

Can chi là một hệ đếm thời gian cổ với cơ số 60 được sử dụng ở một số nước á Đông từ xưa đến nay. Thời Triều Thương đã dùng phương pháp thiên can địa chi (gọi tắt là can chi) để tính ngày. Lịch pháp đầu tiên dùng thập can chi (giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, can, tân, nhâm, quý) và thập nhị địa chi (tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi), kết hợp thiên can với địa chi thành các cặp can chi để ghi ngày (ví dụ: giáp tý, ất sửu...), thập can kết hợp với thập nhị địa chi thành 60 cặp can chi (một chu kỳ can chi là 60 ngày; một năm có 6 chu kỳ can chi). Một chu kỳ can chi chia thành lục tuần (6 tuần), mỗi tuần có 10 ngày và đứng đầu mỗi tuần là giúp (lục giáp: giáp tý, giáp dần, giáp thìn, giáp ngọ, giáp thân, giáp tuất) và tiếp theo là ngày ất, bính v.v...

Hệ đếm cơ số 60 là sự phối hợp của nhiều hệ đếm có cơ số nhỏ: hệ nhị phân (cơ số 2), hệ thập phân (cơ số 10), hệ thập nhị phân (cơ số 12)... Dùng hệ đếm cơ số 60 có nhiều thuận lợi vì nó là bội số của nhiều số: 2, 3, 4, 5, 6, 10, 12, 15, 30. Trong đếm thời gian thì 60 là bội số của các số sau:

  • Số tháng trong một quý: số 3
  • Số ngày trong một hậu: số 5
  • Số tháng trong nửa năm: số 6
  • Số ngày trong một tuần trăng: số 10
  • Số tháng trong một năm: số 12
  • Số giờ trong một ngày: số 12
  • Số ngày trong một tiết: số 15
  • Số ngày trong một tháng: số 30
  • Số năm trong một kỷ: số 30

Hệ can chi theo truyền thuyết thì do Thiên hoàng ở thời tiền sử (khoảng trên 3000 năm trước CN) sáng tạo ra. Đến thời Hoàng Đế mới bắt đầu dùng phối hợp thiên can với địa chi như giúp tý, ất sửu... tạo thành chu kỳ 60 (gọi là 60 hoa giáp) để ghi ngày, tháng và năm. Năm đầu đời Hán Quang Vũ (25 năm sau CN) mới dùng can chi để ghi năm, tháng, ngày, giờ, nên âm lịch từ đó vẫn dùng như thế.

Cơ sở của hệ đếm này xuất phát từ thiên văn cổ đại và Kinh dịch. Chúng ta đã biết Kinh dịch khởi đầu bằng những con số và các nút dây ghi số của 10 số tự nhiên, nó được mở rộng ra bằng hệ đếm can chi với cơ số 60. 

Thiệu Tử nói: "Gốc của trời đất bắt đầu từ ở giữa; số ở giữa là 5 và 6 vậy, số 5 ở giữa số 1, 3, 7, 9 cho nên nói số 5 ở giữa số của trời, là chủ của số sinh; số 6 ở giữa số 2, 4, 8, 10, cho nên nói 6 ở giữa số của đất, là chủ của số thành". Sách Nội kinh, thiên Thiên niên kỷ đại luận viết: "Trời lấy số 6 là số tiết, đất lấy số 5 là chế", là số của vạn vật, vạn vật không thể tách rời số 5 và 6".

Trời số 5 mà có 5 âm, 5 dương nên thành 10 can. Đất số 6 mà có 6 âm 6 dương nên thành 12 chi. Nhưng 5 trong thiên can thì phải được 6 của địa chi làm thành chứng độ và 6 trong địa chi thì phải được 5 của thiên can để chế ngự, sau đó mới thành 6 giáp, mới đầu đủ khí trong một năm.

Trời lấy dương để sinh, âm để trưởng; đất lấy dương để sát, âm để tàng. Vì trời là dương, dương chủ thăng, thăng là chiều hướng sinh nên mới nới: trời lấy dương sinh âm trưởng là có âm ở trong dương; đất là âm, âm chủ giáng, giáng là chiều hướng tử, cho nên nói: "đất lấy dương sát âm tàng" là có dương ở trong âm.

Ví dụ: lấy khí trong 1 năm thì nửa đầu năm là dương, dương thăng ở phần trên, khí trời làm chủ, cho nên mùa Xuân sinh, mùa Hạ trưởng; nửa năm về sau là âm, âm giáng xuống phần dưới, khí đất làm chủ, cho nên mùa Thu thu, mùa Đông tàng.

Trời vốn là dương nhưng trong dương có âm, đất vốn là âm nhưng trong âm có dương; đó là sự giữ kín lẫn nhau (hỗ căn) của âm dương, như trong quẻ Khảm thì có hào dương ở giữa. Nước tối ngoài sáng trong, lửa tối trong sáng ngàoi là lẽ như vậy. Vì trong dương có âm nên khí trời mới giáng xuống được, người xưa nói là "thượng hạ tương triệu" (trên dưới gọi nhau)

Trời có âm dương nên 10 thiên can cũng chia ra âm dương, đất có âm dương nên 12 địa chi cũng chia ra âm dương. Số lẻ là dương, số chẵn là âm nên giáp, bính, mậu, canh, nhâm thì quay vòng với tý, dần, thìn, ngọ, thân, tuất; ất, đinh, kỷ, tân, quý thì quay vòng cùng với sửu, mão, tỵ, mùi, dậu, hợi. Ví dụ

  • Giáp tý, giáp dần, giáp thìn, giáp ngọ...
  • Ất sửu, ất mão, ất tỵ, ất mùi, ất dậu...

Ứng với khí trời là ngũ hành của khí đất, tức là thiên can; ứng với khí đất tức là lục khí của trời, tức là địa chi. Thiên can phối hợp với địa chi, tức là sự hoà hợp giữa khí trời và khí đất để biết được sự biến hoá của khí hậu trong năm đó.

Trời có tiếp nhận khí đất, đất có tiếp nhận khí trời thì mới có công dụng hoá sinh, cho nên dịch nói: "Động tĩnh gọi nhau, trên dưới đến với nhau, âm dương tác động vào nhau, mọi sự biến hoá sinh ra từ đó".

Tam hợp và tứ hành xung
Sự liên quan giữa 12 địa chi