Học thuyết Thuỷ hoả

Thuỷ hoả

Mọi thứ trong trời đất dù là vô hình, hữu hình đều do sự vận động của trời đất mà có, hay nói cách khác là do có sự giao hợp lẫn nhau giữa khí trời và khí đất: Khí trời là dương, trong khí trời có cả ảnh hưởng của mặt trời; khí đất là âm, trong khí đất có cả hơi nước ở đất.

Khí trời, khí đất là khi vô hình; ánh lửa, hơi nước là khí hữu hình. Vì thế khi nói âm dương là đã có sự trung hoà lẫn nhau giữa khí đất và chất. Khí là dương, chất là âm. Trong chất là âm có ánh lửa thuộc dương, hơi nước thuộc âm; trong khí là dương có khí trời thuộc dương, khí đất thuộc âm. Đó là trong dương và âm đều có âm dương.

Nội kinh viết: "Trời đất lấy hai khí âm dương mà hoá sinh muôn vật, con người lấy hai khí âm dương mà nuôi sống mọi nơi".

Trời đất hoá dục muôn vật đều phải do sự xuất nhập của khí âm dương trong bốn mùa rồi mới có thể phát triển được côgn năng sinh, trưởng, thu, tàng; để làm chung thuỷ cho muôn vật. Vì vậy trời đất lấy hai khí âm dương mà hoá sinh muôn vật.

Thuỷ hoả là chỗ hình hiện rõ ra của âm dương, mà âm dương là tính hình của thuỷ hoả. Như vậy thông qua thuỷ hoả mới hiểu được âm dương và cũng thông qua âm dương mới hiểu được sự tương qua và tác động lẫn nhau giữa thuỷ và hoả.

Thuỷ là nước, chỗ nhiều nước nhất là biển; gốc của nước là mặn. Nước còn có nhiều dạng khác nhau, ở nhiều chỗ khác nhau: nước thể lỏng, hơi, mây, mù, sương, mưa, tuyết; nước ở trong đất, nước ở trong động vật và thực vật, nước ở trong không giang (sông, ngòi, suối...).

Hoả là lửa, chỗ có nhiều lửa nhất là mặt trời. Lửa có nhiều dạng khac snhau ở nhiều chỗ khác nhau: lửa mặt trời, lửa trong lò, trong lòng đất, trong sấm, chớp...

Tính hoả nóng bốc lên, còn tính thuỷ trầm xuống là lẽ tự nhiên nhưng thuỷ hoả âm dương giao nhau thì mới sinh ra vạn vật, sự sống trên trái đất mới tồn tại. Mặt trời chiếu xuống, hơi nước bốc lên thì mới có mây mưa, mới có mọi sinh vật trên trái đất. Nội kinh viết: "Thanh dương là trời, trọc âm là đất; khí đất bốc lên thành mây, khí trời giáng xuống thành mưa, mưa làm ra bởi địa khí, may làm ra bởi thiên khí"... đã nói rõ khí âm dương có "hỗ giao" rồi sau mới thành được cái biến hoá may lên mưa xuống để hoá sinh ra muôn vật.

Ta thấy mọi sự sống đều phải nhờ có mặt trời nhưng không có nước thì tất cả sẽ héo khô; hoặc nếu chỉ có nước mà không có mặt trời thì tất cả sẽ tối tăm lạnh lẽo, làm gì có sự sống được. Cho nên mọi sự sống xuất hiện đều do ở sự giao tiếp lẫn nhau giữa thuỷ và hoả. Thuỷ hoả giao nhau gọi là thuỷ hoả ký tế, ký tế thì sinh ra vật; ngược lại thuỷ hoả không giao tiếp lẫn nhau gọi là thuỷ hoả vị tế.

Ánh sáng mặt trời nuôi sống muôn vật gọi là ôn dưỡng, nước nuôi sống vật gọi là nhu dưỡng. Ôn là ấm không phải là nóng, nhu là mềm nhuận cứ không phải là ướt lắm. Có sự ôn, sự nhu là nhờ có thuỷ hoả giao nhau. Sự sống được bình thường là do ôn dưỡng và nhu dưỡng luôn luôn ở trong sự cân bằng tương đối. Ví dụ thân nhiệt của con người 37độ là nhờ sự cân bằng gưiax 2 quá trình ôn -nhu.

Trong cơ thể con người, làm nên sự ôn dưỡng gọi là dương khí, làm nên sự nhu dưỡng gọi là âm huyết. Dương khí, âm huyếtn luôn tồn tại và hỗ căn lẫn nhau, hai mà là một, một mà là hai. Đso là sự hình hiện của âm dương, cũng là thực thể của thuỷ hoả giao với nhau trong thân thể.

Thuỷ hoả tiên thiên là nguồn gốc sinh ra con người. Từ nam giới (dương) và nữa giới (âm) có giao hợp thì mới sinh được con cái. Âm dương có giao nhau thì thuỷ hoả mới tự lại, bố thứ ấy hợp lại là một thì gọi là giao khí, giao khí là thứ khí có từ ban đầu gọi là nguyên khí, cũng gọi là bẩm khí tiên thiên. Từ khi có bẩm khí tiên thiên mới phát triển thành hình thể và tầhn khí của con người. Hình thể là âm từ thuỷ mà hoá thành, thần khí là dương từ hoả mà sinh ra. Chính vì có âm, dương, thuỷ, hoả giao hoà lẫn nhau mà thể ôn của người ta là 37 độ. Mỗi khi âm, dương, thuỷ, hoả mất cân bằng thì thể ổn của người sẽ thay đổi và khi không còn thể ôn nữa là chết.

Thuỷ hoả trong bẩm khí tiên thiên gọi là chân thuỷ, chân hoả. Chân tức là khí chân nhất (chân là thực, nhất là 1, 1 là số bắt đầu và tạo nên mọi số), mọi sự hoá sinh của con người đều bắt đầu từ khí chân nhất ấy, đó là nguồn gốc của mọi hoạt động sinh lý.

Chân thuỷ, chân hoả là huỷ hoả vô hình, tuy là vô hình nhưng luôn luôn tồn tại trong cái hữu hình và thể hiện ra cái hữu hình, cho nên chúng ta có thể biết được nó bằng cách theo dõi diễn biến của nó ở cái hữu hình. Ví vụ: Thuỷ suy không giữ được hoả, hoả bốc lên và có biểu hiện: cơn bốc nóng, nhức đầu, hoa mắt, đỏ mặt, nóng ngực, khó thở, tim đập nhanh. Hoặc hoả suy thiếu sự ôn dưỡng, có biểu hiện: người lạnh, chân tay lanh, ăn uống chậm tiêu, đầy bụng, ỉa lỏng, người mệt mỏi, sợ lạnh.

Người ta vì có chân thuỷ, chân hoả trong bẩm khí tiên thiên nên trong cơ thể mới luôn luôn có sự ôn dưỡng và nhu dưỡng. Nhưng để thực hiện việc ôn dưỡng và nhu dưỡng thì do khí với huyết chứ không pảhi chân thuỷ, chân hoả. Chân thuỷ, chân hoả là cái gốc bẩm sinh từ tiên thiên mà do thận làm chủ. Khí huyết là cái ngọn, sinh ra từ hậu tiên do tâm, can, tỳ, phế. Có chân thuỷ, chân hoả mới có nguồn sinh ra khí huyết; có khí huyết thì chân thuỷ, chân hoả mới có công dụng hoá sinh và tồn tại. Cho nên nói đến khí là có sự liên hệ đến hoả, đến dương; khi nói đến huyết là có sự liên hệ đến thuỷ, đến âm. Hải Thượng Lãn Ông nói: "Toàn bộ nhân thể không ra ngoài hai chữ âm dương, mà hai chữ thuỷ hoá tức là khí huyết".