Luyện ý

Khí công 7

Luyện ý là sự tập hoạt động của vỏ não. Luyện ý có hai mục đích. Một là luyện yên tĩnh, tức luyện làm sao để ta có thể chủ động được việc nghỉ ngơi của vỏ não qua đó để làm việc được lâu dài hơn, có năng suất hơn. Hai là: xây dựng những chính niệm để thay thế cho ác niệm, gạt bỏ tạp niệm để xây dựng con người có ý chí, có nghị lực, có phong cách đạo đức mới.

Hai quá trình cơ bản của hoạt động thần kinh là ức chế và hưng phấn

Khi ta ngủ, trừ những điểm cảnh tỉnh ra (vẫn ở trạng thái hưng phấn), các tế bào vỏ não đều ở trạng thái ức chế nhất định. Nếu ngủ say thì ức chế sâu, nếu ngủ không say, hay mờ thì ức chế nông. Khi ta thức, ta thường nghĩ hết việc này việc no đến việc kia. Trẻ em, do chưa được tập luyện nên thời gian chú ý vào một việc rất ngắn. Người lớn qua lao động, học tập, rèn luyện, có thể tập trung chú ý làm việc lâu dài hơn. Nhưng nếu làm việc quá dài, quá căng, dễ gây đầu đầu, mệt mỏi.

Như vậy là ở vỏ não luôn luôn có những tế bào ở trạng thái hưng phấn (tập trung, làm việc) và những tế bào ở trạng thái ức chế (yên tĩnh, nghỉ ngơi). Ở những người khoẻ, dễ tập trung và yên tĩnh, nên làm việc tốt, nhớ lâu. Ở người suy nhược thần kinh, tăng huyết áp, thường khó tập trung và khó yên tĩnh hay quên. Nguyên nhân chính là sức làm việc của những tế bào ở những bộ phận quan trọng bị suy yếu do không được nghỉ ngơi đầy đủ. Muốn vỏ não làm việc tốt, phải được nghỉ ngơi đầy đủ. Nghỉ ngơi là quá trình bù đắp, bồi bổ những tiêu hao khi não làm việc. Ví dụ: sau khi làm việc mệt, ta buồn ngủ. Sau khi ngủ một giấc, ngủ dậy, ta lại thấy người khoẻ khoắn, thoải mái và tiếp tục làm việc tốt.

Luyện ý của khí công cũng là phương pháp luyện sự nghỉ ngơi của vỏ não. Nó khác ngủ ở chỗ, nó luyện cho ta có thể chủ động được sự nghỉ ngơi của vỏ não khi ta ở trạng thái thức. Lúc thường khi thức, ta chú ý đến hoàn cảnh bên ngoài. Khi tập khí công, trái lại ta chú vào những bộ phận, sự hoạt động hay cảm giác của cơ thể, tập cho vỏ não dần dần đi vào ức chế (yên tĩnh), tạo điều kiện tốt cho cơ thể phát huy tác dụng tự điều chỉnh đối với những mất cân bằng, phục hồi lại chức năng sinh lý bình thường, đồng thời nâng cao sức làm việc của tế bào vỏ não (tăng cường hưng phấn)

Yếu lĩnh của luyện ý

Dùng ý phải nhẹ nhàng (nghĩa là tập trung phải nhẹ nhàng). Người ta ví cách dù ý nhẹ nhàng như sau:

"Con mèo ngồi canh hang chuột. Khi chuột ở trong hang không ra, mèo thu hình ngồi lim dim ở đó, dáng như canh chuột mà như không canh chuột, nếu chuột mà thò ra, thì mèo sẽ chộp nó, nếu chuột lại chui tọt vào hàng thì mèo lại ngồi lim dim như vậy". Hoặc có thể ví như thế này: "Ta xem một bức tranh. Cách xem tranh của ta là: xem một cách thoải mái, thanh thản, biết trước mắt ta có bức tranh đẹp, khôgn cần phải đi sâu phân tích bức tranh màu sắc phối hợp thế nào, nút bút làm sao v.v.." Thời gian tập mỗi lần từ 20 đến 30 phút. Nếu dùng ý khẩn chương thì dễ gây mệt mỏi. Không những không đạt mục đích luyện tập, ngược lại có thể có hại. Vì vậy cần hết sức chú ý đến yếu lĩnh của dùng ý. Nhiều người khi mới tập, nhất là khi tập thiếu sự hướng dẫn đầy đủ đã không chú ý đến điểm này, vì vậy đã phải đi đường vòng.

Có nhiều cách luyện ý khác nhau. Ở đây xin giới thiệu những cách luyện ý chính: làm dãn cơ thể, canh giữ bộ phận của cơ thể, chú ý vào hơi thở.

Làm dãn cơ thể

Cho đến nay người ta coi làm dãn là một trong hai yêu cầu cơ bản của luyện công (làm dãn và yên tĩnh). Làm dãn càng tốt bao nhiêu, càng có cơ sở để luyện thở, tập yên tĩnh bấy nhiêu. Làm dãn cũng có nhiều cách. Người mới tập có thể dùng cách sau: Làm dãn cơ thể theo ba đường sau:

  • Đường 1: Đi từ đỉnh đầu đến ngón tay
  • Đường 2: Đi từ đỉnh đầu qua bụng xuống ngón chân
  • Đường 3: Đi từ đỉnh đầu qua lưng xuống gót chân.

Mỗi đường lại chia thành nhiều đoạn nhỏ làm dãn cho dễ.

  • Đường 1: chia thành: đỉnh đầu, mặt, cổ, ngực, bụng, đùi, cánh tay, cẳng tay, bàn tay, ngón tay.
  • Đường 2: chia thành: đỉnh đầu, mặt, cổ, ngực, bụng, đùi, cẳng chân, bàn chân, ngón chân.
  • Đường 3: chia thành: đỉnh đầu, gáy, lưng, thắt lưng, mông, bắp đùi, bắp chân, gót chân.

Theo sự phân chia đó, làm dãn như sau: Tự ra lệnh thầm (nghĩ thầm) cho ta dãn lần lượt các vị trí đã định, tự thực hiện và chú ý theo dõi cảm giác ở đó (nếu có). Làm hết đường 1, làm sang đường 2, hết đường 2 làm đến đường 3. Thường, khi hít vào tự ra lệnh thầm: vị trí, khi thở ra tự ra lệnh: dãn.

Chú ý: Làm dãn là môn tập cơ bản của luyện khí công. Mỗi lần tập bao giờ cũng làm dãn trước. Mới tập, làm dãn theo cách trên. Khi đã thành thạo rồi, có thể chủ động làm giãn rồi mới gộp nhiều vị trí làm một, rút ngắn thời gian làm giãn để tiến hành các cách luyện ý khác như canh giữ bộ phận cơ thể, chú ý vào hơi thở.

Canh giữ bộ phận của cơ thể

Cách này khác với cách trên ở chỗ: chú ý của ta chỉ canh giữ ở một vị trí thôi, nó không chạy khắp người như cách làm dãn. Nó khó hơn cách làm dãn, vì thời gian ta canh giữ vị trí đó dài hơn trong sinh hoạt bình thường, dài hơn làm dãn. Vì vậy, trong quá trình tập, thường thường ta hay nghĩ đi chỗ khác. Song nếu mỗi ngày đều tập, nhất định chúng ta sẽ canh giữ vị trí được lâu. Đây là bước cao hơn bước làm dãn. Nếu làm tốt ta sẽ đạt yêu cầu cơ bả thứ hai của luyện khí công làm yên tĩnh. Lúc này ta sẽ ở trạng thái nửa ngủ, nửa thức, tinh thần rất yên tĩnh, không có sự suy nghĩ nào, trong người thấy thoải mái, nhẹ nhàng, khoan khoái.

Ví trí canh giữ: Vị trí thường dùng nhất là vùng rốn hoặc dưới rốn một chút ở trong bụng, chứ không phải ngoài da. Đông y gọi là Đan điền. Theo Đông y, vùng này có huyệt Khía hải, Quan nguyên là nơi tập trung của khí ở trong người. Luyện vùng này tức luyện nâng cao lượng khí và hoạt động của khí. Ngoài ra, tuỳ theo tình hình bệnh tật, có thể canh giữ các vị trí khác như huyệt Mệnh môn (Đông y nói đay là nơi tập trung của "hoả" trong người) vị trí ở tển cột sống đối xứng với rốn; hoặc huyệt Dũng tuyền (là nơi bắt đầu của đường kinh thận) vị trí ở gan bàn chân 2/5 trước của đường từ gót chân đến đầu ngón chân thứ 2, hoặc huyệt Túc tam lý (là huyệt đại biểu cho tiêu hoá) vị trí ở bờ dưới xương bánh chè xuống 4 khoát ngón tay, ở phái ngoài bờ xương chầy 1 khoát ngón tay.

Cách làm: Lúc này ta đưa chú ý của ta vào vị trí định canh giữ. Tìm đúng chỗ rồi, bắt đầu cnah giữ. Cách canh giữ giống như dáng mèo lim dim cnah hang chuột, cụ thể là : mắt như nhìn vị trí đó (tuy là nhắm mắt), tai như nghe thay đổi của nó, chú ý theo dõi hoạt động của nó. Ở đây nói, như nhìn, như nghe, như theo dõi, có nghĩa là dùng ý phải hết sức nhẹ nhàng. Nó hoàn toàn ngược lại với tập trung nhìn, tập trung nghe, tập trung theo dõi - tức dùng ý rất căng thẳng, làm cho ta chóng mệt mỏi.

Trong khi canh giữ, nhất định trong óc sẽ nẩy ra những ý nghĩ này, ý nghĩ khác. Lúc này ta lại nhẹ nhàng đưa chú ý vào vị trí canh giữ, sau đó tiếp tục canh giữ như trên.

Chú ý:

  • Thường là sau khi đã làm dãn toàn thân 1 - 2 lần xong, ta chuyển sang canh giữ bộ phận cơ thể. Ở tất cả mọi trường hợp người khoẻ, người có bệnh, đều có thể canh giữ vùng rốn (ý thủ Đan Điền)
  • Kinh nghiệm:
    • Canh giữ Dũng tuyền ở người mất ngủ, hoặc sốt âm (hâm hấp sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, đi đái nóng, nước đái vàng)
    • Canh giữ Mệnh môn ở người sợ rét, chân tay lạnh
    • Canh giữ Túc tam lý ở người ăn kém, có bệnh đường tiêu hoá
  • Cần làm đúng yếu lĩnh dùng ý phải nhẹ nhàng. Đây là điều mà rất nhiều người tập khí công làm không đúng. Thời gian tập của ta dài, nếu ta dùng ý căng thẳng sẽ mệt mỏi, đau đầu, không thể đạt yên tĩnh được. Sau một lần tập nếu thấy hoải mái, khoan khoái, dễ chịu là đạt yêu cầu. Nếu thấy đau đầu, mệt mỏi là dùng ý căng thẳng, phải sửa lại
Đan điền
Vùng Đan điền

Chú ý vào hơi thở

Thường có mấy cách: đếm thầm hơi thở, điều chỉnh hơi thở, theo dõi hơi thở

Đếm thầm hơi thở: sau khi làm dãn toàn thân rồi, ta có thể chuyển sang cách đếm hơi thở. Cách này dễ hơn cách canh giữ bộ phận của cơ thể vì theo dõi một sự vận động.

Điều chỉnh hơi thở: Tức là dùng ý điều chỉnh hơi thở theo một nhịp điệu nhất định phù hợp với yêu cầu cua rluyện thở. Dùng ý điều chỉnh hơi thửo và theo một nhịp điệu nhất định là những điểm khác của thở khsi công và thở thường (Thở thường là thở tự động theo yêu cầu của cơ thể và ít khi duy trì được nhịp điệu nhất định trong thời gian dài).

Theo dõi hơi thở: Túc là chú ý theo dõi sự hoạt động ủa hơi thở. Bước này thường là bước nối tiếp của việc điều chỉnh hơi thở. Khi thở đã được điều chỉnh tốt tinh thần yên tĩnh, ta chuyển sang nghe ngóng một cách thoải mái, nhẹ nhàng cảm giác khi thở, từ lúc khí trời vào mũi đến khi có cảm giác thay đổi ở bụng và ngược lại. Ở người tăng huyết áp hay dùng cách này. Nó cũng nhẹ nhàng dễ làm hơn cách canh giữ bộ phận của cơ thể là theo dõi có một vị trí.

Tóm lại có nhiều cách luyện ý khác nhau, thông thường có ba cách thường dùng:

  • Làm dãn cơ thể
  • Canh giữ bộ phận của cơ thể, bước tiếu nối của làm dãn. Hay dùng có cnah giữ vùng rốn, canh giữ mênh môn, canh giữ Dũng tuyền.
  • Chú ý vào hơi thở, có đếm thầm hơi thở, điều chỉnh hơi thở, theo dõi hơi thở, cũng là bướ tiếp nối của làm dãn.
  • Trong quá trình luyện ý, phải tập gạt bỏ tạp iệm, hoặc dùng chính niệm thay ác niệm để cơ thể đạt dãn và yên tĩnh hai yêu cầu cơ bản của khí công.

Tuỳ tình hình bệnh tật, sức khoẻ và yêu cầu của lần tập đó, ta dùng các cách luyện ý khác nhau. Nhưng dù dùng cách nào cũng phải thực hiện yếu lĩnh của luyện ý là "dùng ý phải nhẹ nhàng" và đạt đến "cơ thể dãn, tinh thần yên tĩnh". Trong quá trình luyện ý, thường xuất hiện ba loại hiện tượng khác nhau:

  • Đầu nặng, buồn ngủ
  • Đầu óc thoải mái, thanh thản, yên tĩnh
  • Đầu óc có nhiều ý nghĩ lung tung.

Hiện tượng thứ hai là điểm ta phải đạt đến. Trong quá trình tập, hai hiện tượng thứ nhất và thứ ba nhất định phải xuất hiện. Ta cần nhẫn nại, kiên trì để có thể giảm bớt hiện tượng đó đến mức thấp nhất và tăng dần hiện tượng thứ hai lên mức cao nhất.