Massage trị liệu khi nào không nên?
Massage trị liệu khi nào không nên?
Đây là những tình huống bạn không nên làm massage. Nếu bạn tiếp tục thực hiện việc trị liệu bằng massage trong những trường hợp này thì rất có thể lợi bất cập hại và trong một số trường hợp việc làm này là nguyên nhân gây ra những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng.
- Các trường hợp vết thương hở: vết cắt, chỗ bị trầy da, vết rách, vết giằm đâm.
- Chấn thương cấp tính vùng phần mềm gây tình trạng tụ máu, bầm dập thì không nên làm massage bởi vì sẽ làm tăng khả năng xuất huyết trong, trèn ép và tiếp tục làm tổn thương thêm mô lân cận gây ra chậm phục hồi. Massage có thể thực hiện sau 48 -72h sau một chấn thương phần mềm cấp tính.
- Chấn thương gân: nếu bị rách gân thì không được massage,thay vào đó bạn cần phải cố định vùng gân, khớp đang bị tổn hại.
- Vết bỏng, rạn hoặc gãy xương, bị cước ở tay chân
- Viêm màng xương, viêm điểm bám gân: massage có thể gây phản ứng kích thích thay vào đó chúng ta nên làm massage ở những vùng cơ liên quan.
- Viêm khớp dạng thấp và bệnh Gút: đây là các bệnh luôn tồn tại tình trạng viêm nhiễm âm ỉ bên trong, massage có thể làm tăng phản ứng viêm và gây hại cho cơ thể
- Viêm màng hoạt dịch: bao hoạt dịch là những túi có kích thước khác nhau, thường là nhỏ, nó có chức năng đệm giữa gân và xương khớp. Biểu hiện thường gặp của viêm màng hoạt dịch là sưng, nóng, đỏ, đau tại vùng da liên quan đến nơi tổn thương.
- Da bị nhiễm trùng do côn trùng cắn, vi khuẩn, virus, tràm, viêm da cơ địa, vẩy nến...
- Tắc mạch do huyết khối: thường xảy ra ở vùng bụng chân, nếu cảm thấy đau nhiều và ở sâu bên trong bụng cơ thì rất có thể đấy là biểu hiện của chứng tắc mạch do huyết khối. Nếu massage có thể làm cục huyết khối bong ra, làm nghẽn mạch tim và não.
- Có mạch máu nhân tạo
- Người dễ bị chảy máu hoặc máu khó đông: do các nguyên nhân khác nhau ví dụ bệnh giảm tiểu cầu
- Khối u: nếu bạn không biết chắc về bất kì một khố u, cục hoặc bướu trên cơ hoặc da thì bạn hãy tránh những vùng bất thường đó khi massage