Nhìn sâu vào khả năng trị liệu của huyệt đạo

bam huyet

Nhìn sâu vào khả năng trị liệu của huyệt đạo

Trải qua lịch sử hàng nghìn năm tồn tại và phát triển, phương pháp trị liệu dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về vị trí, chức năng của những điểm đặc biệt trên cơ thể (huyệt đạo) đã chững minh được vai trò và tầm quan trọng vô cùng to lớn của nó đối với sức khỏe con người.

Trên thế giới, tại những thư viện lưu giữ sách vở liên quan đến y học cổ truyền, chúng ta sẽ dễ dàng tìm thấy những tác phẩm từ đơn giản đến đồ sộ, được viết theo đủ mọi thể loại ghi chép về tác dụng của huyệt đạo và cách trị liệu bằng huyệt đạo được biên soạn qua các thời đại lịch sử. Thậm chí cho đến này nay, khi đã trải qua hơn 4000 năm lịch sử tồn tại sau rất nhiều những điều đã khám phá về những giá trị y học của huyệt đạo, những tác phẩm viết về huyệt đạo vẫn tiếp tục được những bác sỹ, thầy thuốc, nhà nghiên cứu y học cổ truyền ở khắp mọi nơi trên thế giới cho ra mắt bạn đọc. Điều đó nói lên rằng, sử dụng huyệt đạo đã và sẽ vẫn luôn là một trong những phương pháp trị liệu hữu hiệu nhất của nền y học cổ truyền.

Các huyệt đạo và kinh mạch

Khí trời đất, kinh lạc và huyệt đạo

Theo quan điểm của y học cổ truyền, con người được là con của đất trời, được mẹ thiên nhiên tạo trên cơ sở sự kết tinh năng lượng (khí) của trời đất. Vì vậy, nếu như trong thiên địa có khí thì trong con người chắc chắn cũng phải có khí, trên bầu trời vũ trụ có sự vận hành của khí (biểu hiện là những luồng gió – phong khí) dưới mặt đất có dòng chảy của nước (thủy khí) thì trong con người cũng có những dòng khí chuyển vận như vậy. Trên cơ sở nhận thức rõ nét về mối giao hòa giữa thiên địa nhân, những nhà y học cổ đại đã khám phá ra hệ thống con đường vận chuyển khí trong cơ thể người và đó chính là các đường kinh lạc nổi tiếng được sử dụng cho đến tận ngày nay.

Bên ngoài trời đất các khí được phân thành 2 loại là âm và dương, vì thế kinh mạch bên trong cơ thể cũng được phân thành âm dương. Ngoài vũ trụ có 6 khí bao trùm khắp không gian: phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa thì trong cơ thể cũng có 6 khí được lưu hành trong 6 đường kinh là thái âm, thái dương, thiếu âm, thiếu dương, dương minh, quyết âm. (Việc đặt tên gọi chỉ mang tính chất quy ước, vì khí là vô hình). Tiếp nữa, sáu đường kinh này lại kết nối với lục tạng nằm sâu bên trong là: tâm, can, tỳ, phế, thận, tâm bào và lục phủ: tiểu trường, đởm, vị, đại trường, bàng quang, tâm tiêu. Vì có lục phủ lục tạng vì vậy mà từ 6 đường kinh gốc ban đầu lại phân thành 12 đường kinh nhỏ hơn đại diện cho 12 tạng phủ. Đây là lý do vì sao chúng có 12 đường kinh chính như trong sách vở ngày nay.

Chiều vận hành của kinh âm kinh dương

Trên 12 đường kinh này (chính kinh) các nhà y học cổ đại đã tìm ra được hàng trăm điểm đặc biệt có tác dụng điều chỉnh khí của đường kinh đó hoặc các đường kinh liên quan. Qua hàng trăm thế hệ, qua rất nhiều sự thực hành và đúc rút kinh nghiệm, những bậc danh y thời xưa đã đặt được tên cho các huyệt vị, gom các huyệt vị lại thành từng nhóm tùy theo chức năng, vị trí, công dụng với sức khỏe con người.

Công việc khám phá ra công dụng của huyệt đạo, cũng khó khăn và nhiều chông gai chẳng thua kém gì việc tìm kiếm các cây thuốc, vị thuốc thảo dược trong rừng để phục vụ việc chữa trị.

Huyệt đạo giúp cải thiện sức khỏe sâu sắc

Như chúng ta đã biết, huyệt đạo là điểm đặc biệt nằm trên các đường kinh mạch kết nối với các tạng phủ nằm sâu bên trong cơ thể. Vì thế mà tuy huyệt đạo là điểm nằm ở bên ngoài (ngoài da) nhưng khi được kích hoạt đúng cách, nó vẫn có thể giúp phục hồi và trị liệu tại những cơ quan tạng phủ nằm ở tận sâu bên trong thông qua tác dụng của khí.

Mặt khác, khi sử dụng huyệt đạo sẽ không chỉ có tác dụng cục bộ trên một kinh mạch hoặc tạng phủ nào đó, mà nó còn giúp phục hồi toàn diện những vấn đề sức khỏe của người bệnh thông qua việc tái tạo sự lưu thông khí khắp toàn thân. Vậy có thể nói rằng, khi tác động vào một huyệt, không phải chỉ giúp cho 1 đường kinh có huyệt được phục hồi sức khỏe, mà nó còn giúp cho cả những đường kinh liên quan đến đường kinh đó được phục hồi theo.

Vì huyệt đạo có tác dụng tổng thể thông qua hệ kinh lạc và tạng phủ như vậy nên khi chúng ta học về tác dụng của một huyệt chúng ta sẽ hiểu được rằng là tại sao sách vở lại ghi lại rất nhiều lợi ích liên quan đến sức khỏe như thế.

Để hiểu rõ hơn về tác dụng của huyệt đạo, chúng ta hãy cùng phân tích một ví dụ với huyệt rất nổi tiếng là huyệt Hợp cốc. Huyệt hợp cốc khi được kích hoạt đúng nó sẽ thể hiện được những tác dụng chính ở trong hình bên dưới.

 

Vậy chúng ta thử đi phân tích tại sao huyệt Hợp cốc lại có tác dụng mạnh mẽ và rộng lớn đến mức khó tin như vậy.

  • Huyệt hợp cốc giúp cải thiện vấn đề đại tràng: điều này rất dễ hiểu bởi vì huyệt hợp cốc nằm trên đường kinh đại tràng (dương minh đại trường), do đó đương nhiên nó sẽ có tác dụng cải thiện chức năng của đường kinh, tạng phủ mà nó thuộc về.
Đường kinh đại trường - là một trong 6 kinh dương ở tay
  • Huyệt hợp cốc giảm viêm mũi xoang, cảm mạo: vì đường kinh đại tràng là đường kinh dương minh, có năng lượng mạnh mẽ vì thế nó sẽ giúp tăng cường sức mạnh của hệ miễn dịch. Ngoài ra, trong y học cổ truyền, đường kinh đại trường và đường kinh phế có liên hệ chặt chẽ với nhau về mặt khí (phế đại trường quan hệ biểu lý) do đó bấm huyệt hợp cốc sẽ giúp phế khỏe hơn và tất nhiên là sẽ tốt cho người bị viêm xoang, cảm mạo. Hơn nữa, theo đường đi của kinh đại trường, có phần liên quan đến xoang mũi vì thế nếu kinh đại trường đương thông thoáng thì xoang mũi cũng sẽ thông thoáng theo.
  • Huyệt hợp cốc giúp giảm đau nhức khi chuyển dạ, đau cấp tính như đau dạ dày, đau đại tràng, đau răng, đau bụng kinh, đau đầu và các loại đau nhức mạn tính khác vì trong y học cổ truyền đau nhức là do tắc nghẽn kinh mạch, do khí trệ huyết ứu, do khí huyết kém lưu thông do đó nếu có thể dùng huyệt làm cho khí huyết lưu thông mạnh mẽ hơn, nhanh chóng hơn thì sẽ đau nhức nhờ đó sẽ giảm đi. Một trong những huyệt trên cơ thể giúp dòng chảy khí huyết lưu thông mạnh mẽ (hành khí hoạt huyết) chính là huyệt hợp cốc
  • Huyệt hợp cốc giúp giảm mụn trên mặt: mụn theo y học cổ truyền cũng là do sự ứ trệ kinh lạc tại vùng bị mụn, hoặc rối loạn chức năng tạng phủ liên quan, hoặc đến từ sự mất cân bằng thủy hỏa trong cơ thể mà gây ra. Bấm huyệt hợp cốc giúp làm thông khí huyết vùng đầu mặt rất hiệu quả vì thế mà nó có thể giúp tiêu viêm, giảm mụn vùng mặt rất tốt.

 

Khóa học giúp sử dụng huyệt đạo của Bs Lê Hải phối hợp với VMC Việt Nam

THỰC HÀNH BẤM HUYỆT THÔNG KINH LẠC: ĐẦU, MẶT, CỔ GÁY, VAI TAY: TẠI ĐÂY

THỰC HÀNH BẤM HUYỆT THÔNG KINH LẠC: LƯNG, HÔNG, CHÂN, NGỰC BỤNG: TẠI ĐÂY

TỰ BẤM HUYỆT CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU: TẠI ĐÂY