Những điều có thể bạn chưa biết về thoái hoá cột sống cổ

Những điều chưa biết về thoái hoá cột sống cổ

Thoái hoá cột sống cổ ngày nay

Theo thống kê năm 2000, thoái hóa cột sống cổ (THCSC) đứng hàng thứ hai sau thoái hóa cột sống thắt lưng và chiếm 14% trong các bệnh thoái hóa khớp. Tại Mỹ, chi phí hàng năm cho điều trị THCSC tiêu tốn tới 40 tỷ USD. Thoái hóa cột sống cổ không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mà còn làm giảm năng suất lao động và là gánh nặng kinh tế cho xã hội

Đặc điểm bệnh Thoái hoá cột sống cổ theo YHHĐ (y học hiện đại) và YHCT (y học cổ truyền)

Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân ở lứa tuổi 30 đến 49 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (50,5%). Theo Chuanling Wang và cộng sự (2016), bệnh nhân từ 30 đến 49 tuổi chiếm 46,47%; theo Phan Kim Toàn, Hà Hoàng Kiệm(2003), bệnh nhân từ 30 đến 50 tuổi chiếm 75%. Như vậy, trong hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy THCSC đang có xu hướng trẻ hóa. Theo nghiên cứu của Mạnh Đào, tỉ lệ sinh viên đại học tị Trung Quốc mắc THCSC đã tăng lên gấp 16 lần. Nghiên cứu của Chu Hiền Anh (2005) cho thấy tỷ lệ sinh viên tại Bắc Kinh mắc THCSC lên tới 27,33%. Tỷ lệ người mắc THCSC ở lứa tuổi từ 50 trở lên có xu hướng giảm đặc biệt là sau tuổi 60, nguyên nhân là do ở người trẻ tuổi tỷ lệ viêm nhân nhầy cao hơn so với người cao tuổi.

Tuổi càng cao thì nhân nhầy càng bị teo đi theo quá trình thoái hóa khiến cho phản ứng viêm cũng giảm dần. Kết quả cuối cùng là sau 60 tuổi phản ứng viêm sẽ yếu hơn và dẫn tới các triệu chứng lâm sàng giảm đi. Vì vậy, tỷ lệ bệnh nhân THCSC đến khám trong hầu hết nghiên cứu gặp nhiều nhất ở độ tuổi dưới 50. Tỷ lệ bệnh nhân Nữ/Nam là xấp xỉ 3/1. Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khác cũng cho thấy rằng tỉ lệ bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam như Chuanling Wang và cộng sự (nữ: 61,67%, nam: 38,32%), Phan Kim Toàn và Hà Hoàng Kiệm (nữ: 70%, nam: 30%). 

thoa via dia dem dot song co

Tỷ lệ bệnh nhân làm việc cúi đầu ≥ 8 giờ chiếm 55%. Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy rằng tư thế làm việc cúi đầu ảnh hưởng nhiều đến cột sống cổ. Dashty Abbas Al-Bustany và Zekra Ali Aziz đã chứng mình sự lặp đi lặp lại động tác cúi đầu liên quan tới tư thế sử dụng máy tính là nguyên nhân gây gia tăng THCSC chủ yếu ở người trẻ tuổi. Còn theo tác giả Minanta Sharmin (2012), 49% bệnh nhân đau vai gáy nặng hơn do quá trình cúi cổ kéo dài . Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của cột sống cổ và liên quan chặt chẽ đến tình trạng thoái hóa khớp.

Bệnh nhân có hội chứng cột sống cổ chiếm nhiều nhất (66,5%). Kết quả trên cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Hồ Hữu Lương, (có 100% bệnh nhân mắc hội chứng cột sống cổ). Như vậy, bệnh nhân có hội chứng cột sống cổ chiếm đa số. Đau và hạn chế vận động cột sống cổ cấp hoặc mạn tính là triệu chứng thường gặp của hội chứng cột sống cổ và là lý do khiến người bệnh đến khám bệnh. 

Trên phim X quang, bệnh nhân có hình ảnh X quang gai xương chiếm nhiều nhất (73,5%). Theo Đặng Thị Minh Thuvà cs, bệnh nhân mọc gai xương và mỏ xương chiếm tỷ lệ cao nhất (91,7%). Hình ảnh gai xương là dấu hiệu xuất hiện sớm của thoái hóa khớp. Hẹp khe gian đốt sống, hẹp lỗ liên hợp, đặc xương dưới sụn là những giai đoạn sau của bệnh. 

- Thể bệnh YHCT: Tỷ lệ bệnh nhân ở thể phong hàn (35,5%)và thể can thận âm hư (33,5%)chiếm đa số. 

Thoai hoa cot song co

Mối liên quan giữa thể bệnh YHCT với đặc điểm bệnh THCSC theo YHHĐ

Hội chứng cột cột sống cổ gặp nhiều nhất ở thể phong hàn (33.8%); hội chứng rễ thần kinh gặp nhiều nhất ở thể can thận âm hư (24,7%); hội chứng động mạch đốt sống gặp nhiều nhất ở thể đàm thấp (33,1%). Theo quan niệm của YHCT, khi phong hàn xâm phạm vào kinh lạc hoặc do can thận hư hoặc do đàm thấp mà gây nên các triệu chứng như đau, tê bì, chóng mặt.

Trong nghiên cứu này, bệnh nhân mất đường cong sinh lý, đặc xương dưới sụn, gai xương gặp nhiều nhất ở thể phong hàn; bệnh nhân hẹp lỗ liên hợp gặp nhiều nhất ở thể can thận âm hư; bệnh nhân hẹp khe gian đốt sống gặp nhiều nhất ở thể khí huyết ứ trệ. Một số nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra mối tương quan giữa hình ảnh X quang và các thể lâm sàng của YHCT.

Theo nghiên cứu của Trần Mộc Dưỡng, chứng tý thường gặp trên bệnh nhân có đường cong sinh lý giảm. Chứng huyễn vựng thường gặp ở bệnh nhân có biểu hiện trên X quang là gai đốt sống, khe giữa hai đốt sống và lỗ gian đốt hẹp. Theo nghiên cứu của Hồ Lợi Dung, thể phong hàn thấp chủ yếu có hình ảnh X quang giảm đường cong sinh lý (chiếm 75%) và đặc xương dưới sụn (chiếm 80%); thể đàm trọc chủ yếu có hình ảnh hẹp khe giữa hai đốt sống, thoát vị đĩa đệm; thể khí trệ huyết ứ có hình ảnh hẹp lỗ tiếp hợp (chiếm 80%); can thận hư có hình ảnh lỗ ngang hẹp (chiếm 70%). Khí huyết hư có hình ảnh đường cong sinh lý giảm (chiếm 50%). 

V. KẾT LUẬN

  1. Tuổi trung bình của bệnh nhân THCSC là 47,9 ± 12,2.Bệnh nhân có hội chứng cột sống cổ chiếm nhiều nhất (66,5%), hội chứng rễ thần kinh (42,5%), hội chứng động mạch đốt sống (20,5%).
  2. X quang: 73,5% bệnh nhân có gai xương, 51% bệnh nhân có hình ảnh giảm đường cong sinh lý; 45% bệnh nhân có đặc xương dưới sụn, 27,5% bệnh nhân hẹp lỗ liên hợp và 7,5% bệnh nhân hẹp khe gian đốt sống.
  3. Thể bệnh: 35,5% bệnh nhân ở thể phong hàn, 33,5% bệnh nhân ở thể can thận âm hư, bệnh nhân thể đàm thấp chiếm 10%, bệnh nhân ở thể khí trệ huyết ứ chiếm 9,5%; bệnh nhân thể khí huyết hư chiếm 5%; bệnh nhân ở thể phong hàn kết hợp can thận âm hư chiếm 3,5% và bệnh nhân ở thể can thận âm hư kết hợp đàm thấp chiếm 3%.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Ngọc Ân, Nguyễn Thị Ngọc Lan(2014), Hội chứng cổ, vai, cánh tay, Phác đồ chẩn  đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp thường gặp,  Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

2. American Association of Neuroscience Nurses(2005), Cervical Spine Aguide to preoperative and Postoperative Patient Care, Handbook of neurosurgery, 900-1145.

3. Kenneth D.Brandt, MD(2000), Diagnosis and nonsurgical management of osteoarthritis, Second Edition, Published by professional Communication. Inc, 22 -64, pp.117-194.

4. Bob Flaws, Phillipe Sioneau(2005),The Treatment of Modern Western medical diseases with Chinese medicine, Blue Poppy Press, 121-128.

5. Chuanling Wang, Fuming Tian, Yingjun Zhou (2016), The incidence of cervical spondylosis decreases with aging in the elderly, and increases with aging in the young and adult population: a hospital-based clinical analysis, Clin Interv Aging. 11: 47-53.

6. Phan Kim Toàn, Hà Hoàng Kiệm(2003), Nghiên cứu triệu chứng lâmsàng, hình ảnh X quang và kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằngphương pháp kéo giãn, Y dược học quân sự, 6, 101-105.

7. Minanta Sharmin (2012), Characteristics of neck pain among cervical spondylosis patients attended at CRP, Bachelor of Science in Physiotherapy,University of Dhaka, BangladeshSummary.

8. Hồ Hữu Lương(2012), Thoái hóa cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

9. Đặng Thị Minh Thu, Trịnh Xuân Tráng(2010), Đánh giá hiệu quả điều trị thoái hóa cột sống cổ trên máy TM 300 tại Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, 72(10): 127 -132.