Phân biệt rõ ràng Khí huyết & Nguyên khí
Phân biệt rõ ràng khí huyết & nguyên khí
Điều quan trọng nhất để phân biệt 2 khái niệm này chính là cần tìm về tận gốc nơi mà hai loại khí này hình thành, nếu biết rõ gốc gác thì cũng không khó khăn gì để xác định và sử dụng chúng nhằm giúp duy trì, phục hồi sức khoẻ một cách tự nhiên.
Nguồn gốc của Khí huyết
Khi nói đến khí huyết là nói đến phần khí đi kèm với phần huyết ở trong kinh lạc (hệ thống kép kín) chạy khắp cơ thể. Các danh y thời xưa đã giải thích rõ ràng nguồn gốc của khí huyết là: Thức ăn vào dạ dầy tiêu hoá xong thì chia làm ba đường, các chất cặn bã được tống ra ngoài, tân dịch đi vào trong để tuối cho các tổ chức, và tông khí tích ở trong ngực. Hoạt động của tông khí là: ra ngoài thì theo đường hầu họng, vào trong thì vào tâm mạch, và vânhj hành hô hấp. Có thể hiểu như sau: Tông khí là khí kết hợp giữa khí của thức ăn uống và khí trời qua thở ở ngực. Hoạt động của tông khí là ra ngoài và đảm bảo hô hấp. Khi vào mạch thì nó kết hợp với huyết dịch (vì thế gọi huyết là mẹ khí), huyết đến thì khí đến.
Vậy có thể thấy rằng, khi nói đến khí huyết là loại khí hình đi kèm với huyết vận hành trong kinh lạc (kinh mạch) lần lượt từ kinh này sang kinh khác. Còn nguyên khí có nguồn gốc khác, vận hành cũng khác.
Nguồn gốc của Nguyên khí
- Nguyên khí có nhiều tên gọi khác nhau là thần khí, kinh khí, chân khí
- Nguyên khí là gì? mười hai kinh mạch của cơ thể đều có liên quan đến nguồn gốc của sinh khí. Nguồn gốc của sinh khí là căn bản của 12 kinh mạch. Khí động ở khoảng giữa 2 thận là gốc của lục phủ ngũ tạng, của 12 kinh mạch, là cửa ngõ của hô hấp, là nguồn của tam tiêu, có tiên là năng lực chống tà khí. Cho nên nói (nguyên) khí là căn bản của con người. Nếu gốc rễ mà tuyệt thì cành lá khô héo, mạch thốn khẩu mà mất thì chết, đó là do nguyên khí ở trong đã tuyệt.
- Thận tinh là gốc của nguyên khí: Thận chủ mùa đông tàng tinh của tạng phủ, nên thận vừa lấy bế tàng (dương khí) làm gốc, vừa là nơi tàng trữ tinh. Nguồn gốc của sinh mệnh là tinh vì tinh hoá thành khí, tinh là chân âm, là vật chất cơ bản của nguyên khí nên cũng gọi là nguyên âm.
- Nguyên khí ở đâu? Mệnh môn là nơi ở của tinh thần và nguyên khí, nó là bể của tinh, còn tỳ vị là bể của thuỷ cốc (đồ ăn thức uống), đều là gốc của tạng phủ. Cho nên mệnh môn là rễ của nguyên khí, là nơi ở của thuỷ hoả, không có nó thì âm khí của ngã tạng không được nuôi dương, dương khí của ngũ tạng không phát ra được.
- Nguyên khí hoạt động như thế nào? Ngũ tạng lục phủ phân bố ở tam tiêu: Tâm phế ở thượng tiêu, tỳ vị ở trung tiêu, cân thận và các phủ ở hạ tiêu. Nguyên khí phân bố ở tam tiêu và quản lý tất cả khí của tạng và phủ, vì vậy có 5 tạng nhưng có 6 phủ, vì có tam tiêu là phủ thứ 6, nơi phân nhánh của nguyên khí, chủ khí của lục phủ, ngũ tạng, 12 kinh mạch. Do đó tam tiêu là khí của tam nguyên ở người, tam tiêu mà thông thì trong ngoài phải trái trên dưới đều thông với nhau.
- Như vậy qua quan hệ của nguyên khí thần khí với mệnh môn, thân tâm tiêu ta thấy: Nguyên khí là gốc rễ của cơ thể, có nguồn gốc từ tinh của thân, có nơi ở là mệnh môn phụ trách quá trình khí hoá ở thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu và chủ khí toàn cơ thể. Nguyên khí được phân bổ ở tạng phủ kinh mạch, tổ chức nào thì mang tên khí của cơ quan đó, ở thượng tiêu là tông khí, ở trung tiêu là trung khí, ở hạ tiêu là nguyên khí, ở kinh mạch là kinh - mạch khí, ở huyệt là thần khí, ở biểu là vệ khí, ở lý là dinh khí