Trị liệu chính là tái lập tính cân bằng của năng lượng

Cân bằng và đối lập

Trị liệu là tái lập tính cân bằng của năng lượng

Một người được gọi là đang đi lại trong một trạng thái cân bằng và ổn định khi chúng ta nhìn thấy họ đi với tốc độ không nhanh không chậm, cơ thể người đó không nhô cao mà cũng không không hạ thấp, không bị đổ về phía trước hay ngả về phía sau, tư thế không bị co rúm mà cũng không bành trướng... Để giữ ổn định khi đi trong trạng thái cân bằng, đòi hỏi những lực khác nhau trong cơ thể phải luôn tương trợ lẫn nhau. Trong cơ thể chúng ta luôn tồn tại những trạng thái năng lượng khác nhau được hình thành bởi sự hoạt động đặc thù các cơ quan trong cơ thể, những trạng thái năng lượng này luôn tự tương tác với nhau giúp cơ thể tồn tại và phát triển.

Trong cơ thể người từ một nguồn năng lượng gốc được sinh ra từ thủa ban đầu, sau khi chúng ta lớn lên thì do sự phân hoá của những cơ quan khác nhau trong cơ thể mà hình thành nên 6 loại trạng thái năng lượng khác nhau, và chúng được phân chia thành 3 cặp đối lập:

  • Cặp thứ nhất là Hoả & Thuỷ, Hoả hay còn gọi là lửa, là trạng thái năng lượng có xu hướng đẩy lên, đối lập với nó là trạng thái năng lượng Thuỷ liên quan đến hơi lạnh, nó có xu hướng đưa xuống dưới. 
  • Cặp thứ hai là Mộc - Kim, Mộc là trạng thái năng lượng có xu hướng thu lại vào trong, đối lập với mộc là dạng năng lượng Kim có vai trò phát tán ra bên ngoài
  • Cặp thứ ba là Thổ - Thử, Thổ là trạng thái năng lượng có xu hướng làm chậm lại, đối lập với thổ là Thử, đây là dạng năng lượng co xu hướng làm tăng tốc độ

Những trạng thái năng lượng này sẽ tương ứng với những chức năng sinh lý bên trong cơ thể cụ thể như sau:

  • Hoả: là hơi ấm, nhiệt lượng của cơ thể, đến sự thăng lên phía trên nó liên quan đến sự vui mừng, hưng phấn năng lượng tình dục, hệ tuần hoàn, biểu hiện ra mặt, giúp lưỡi cử động và tiếng nói
  • Thuỷ: là sự lắng xuống, nước, sự dung nạp vào, liên quan đến tự tạo thành xương, tuỷ, dự trữ năng lượng, biểu hiện ra tóc, giúp tai nghe rõ
  • Mộc: là sự thu vào trong, liên quan đến sự thu gom máu, giúp khí lưu thông hài hoà trong kinh mạch, kiểm soát hoạt động của gân, biểu hiện ra móng tay chân, giúp mắt hoạt động tốt và kiểm soát nước mắt, sự lên kế hoạch, mường tượng, hình dung
  • Kim: là sự toả ra, liên quan đến hoạt động miễn dịch, hô hấp, da, lông, kiểm soát khí trong kinh mạch, điều hoà chuyển hoá nước, giúp mũi hoạt động tốt
  • Thổ: là sự chậm, ẩm, thấp liên quan đến hoạt động tiêu hoá, hoạt động cơ bắp, sự sáng suốt của tinh thần, biểu hiện ra môi, miệng
  • Thử: là sự nhanh, hoạt động tinh thần, cảm xúc, tư duy...

Trong trường hợp 6 trạng thái năng lượng này tương tác với nhau ổn định, hài hoà thì toàn bộ hệ thống chức năng của các cơ quan trong cơ thể cũng sẽ ổn định theo. Nhưng vì một lý do nào đó mà một trong những trạng thái năng lượng này quá mạnh hoặc quá yếu, thì sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng cho toàn bộ hệ thống. Nếu như sự rối loạn chỉ là tạm thời, ngắn ngủi thì toàn bộ hệ thống sẽ nhanh chóng tự tìm ra giải pháp để cân bằng trở lại.

Theo sự phân chia các trạng thái năng lượng này, chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc phát hiện nguyên nhân và quan trọng hơn là cách chữa trị một cách tự nhiên và toàn diện. 

Ví dụ khi Thuỷ và Hoả mất cân bằng trong trường hợp người bị tăng huyết áp, thấy năng lượng hoả bốc lên trên vùng đầu mặt, các mạch máu nổi lên bên thái dương, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mắt đỏ... Vậy tại người đó lại bị tăng huyết áp? Theo quy luật thì Hoả và Thuỷ cần phải tự ổn định và cân bằng với nhau, người bị tăng huyết áp là do Thuỷ bị suy yếu gây ra bởi giảm quá trình lắng đọng năng lượng hoặc do tiêu hao năng lượng dự trữ quá nhiều (thức đêm, stress, lao lực). 

Ví dụ khi Thổ và Thử mất cân bằng trong trường hợp người bị đau dạ dày. Để tiêu hoá thì chúng ta cần phải ăn chậm, nhai kĩ và cảm nhận những gì vị giác đem lại. Người bị đau dạ dày đa phần là người bị mất cân bằng giữa Thổ & Thử, có nghĩa là trong khi ăn thay vì tập trung vào việc nhai và cảm nhận vị giác, thì lại liên tục suy nghĩ về công việc, kế hoạch, dự định... nào đó, vì thế làm cho việc ăn diễn ra chóng vánh, cơ thể không đủ thời gian để tiêu hoá thức ăn, việc này nếu lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây tình trạng đau dạ dày.

Đau dạ dày
Đau dạy dày phần lớn là do suy nghĩ quá nhiều trong khi ăn