Vùng Eo - Tinh hoa xoa bóp bấm huyệt nằm ở đây
Người làm xoa bóp bấm huyệt, cần phải mất thời gian dài khổ luyện để giúp các khớp trên cơ thể trở nên mềm mại, nhu nhuyễn những tràn đầy khí lực. Bởi vì, khi thực hiện các kĩ thuật của bộ môn trên người bệnh, mà bản thân cơ thể người làm không có sự kết gắn giữa tay và chân, thân trên và thân dưới, trái và phải, trước và sau thì việc thực hiện kĩ thuật vô tình đã làm cho người thực hiện bị bế tắc kinh mạch toàn thân. Việc thiếu buông lỏng và kết nối toàn thân trong thực hiện xoa bóp bấm huyệt còn dẫn đến tình trạng lây bệnh của người bệnh qua người trị bệnh, bởi vì những tà khí luôn tìm đến vị trí bị mất cân bằng năng lượng để để xâm nhập và tồn tại ở đó. Vậy tinh hoa xoa bóp bấm huyệt nằm ở đâu, làm sao để phòng tránh việc lây bệnh do cơ thể bị mất cân bằng. Tất cả mọi bị kíp, nằm trong chữ EO.
Các động tác của tứ chi trong xoa bóp bấm huyệt đều lấy eo làm trung tâm. Thực tiễn cho thấy trung tâm của eo là cột sống ở phần eo, huyệt Mệnh môn nằm trên cột sống phần eo là nơi dồn tụ trung tâm toàn thân, có tác dụng điều tiết thăng bằng toàn thâ, đồng thời cũng là nguồn phát lực, cột sống phần eo điều khiển eo quay trái quay phải.
Khi làm xoa bóp bấm huyệt, muốn đạt đến độ tinh thông của động tác phải luôn luôn chú ý tới tác dụng của huyệt Mệnh môn, thì chắc chắn sẽ thu được hiệu quả. Eo muốn quay phải - quay tría, cần phải được thả lỏng linh hoạt, nội lực từ cột sống phần eo được đưa ra đầu bàn tay, 2 bàn chân, vì vậy yêu cầu khi thực hiện một động tác xoa bóp bấm huyệt điêu luyện luôn luôn phải lưu tâm tới phần eo. Lực eo phải sử dụng thoả đáng thì vừa tạo điều kiện cho việc giữ thăng bằng toàn thân, vừa có lợi cho việc tập trung và điều hành nội lực. Chính vì vậy, làm lâu không bị mỏi, các động tác trở nên mềm mại, uyển chuyển nhưng phần lực bên trong lại không hề nhẹ chút nào, mà ngược lại sẽ dầm và thấm lực. Nếu các kĩ thuật xoa bóp bấm huyệt, đạt được tiêu chuẩn như vậy thì đã coi như gần chạm đến phần tinh hoa của mỗi động tác.
Cần chú ý: phần eo phải thẳng và thả lỏng, không lắc lư, khi xoay thì nhẹ nhàng, độ xoay không quá lớn. Nếu eo lắc và trục eo bị cong thì tay và chân mất định hướng, vận động không có sự phối hợp nhịp nhàng, đây là lý do chính làm cho người làm xoa bóp bấm huyệt cảm thấy khó chịu, mệt, mỏi mỗi khi phải thực hiện mỗi kĩ thuật phải dùng nhiều sức, hoặc thời gian làm lâu.
Eo là bộ phận then chốt liên kết hoạt động giữa thân trên với thân dưới và có tác dụng chính trong việc thay đổi động tác toàn thân, điều chỉnh sự ổn định trong tâm và đưa lực tới các bộ phận.
Người làm xoa bóp bấm huyệt yêu cầu eo phải thả lỏng, chìm và thẳng. Eo lỏng mà thả chìm là nhằm tạo điều kiện thực hiện tốt việc “Khí trầm đan điền” khiến thân trên không bồng bềnh, thân dưới vững chãi có lực mà lại có thể chuyển động linh hoạt. Để tránh tình trạng trong lõm ngoài lồi, eo cần phải thẳng chứng tỏ trục chuyển động này không cong, không lắc lư, chỉ có những chuyển động mà trục chyển động không cong, không lắc lư mới có thể làm cho nội lực linh hoạt, đống đỡ được tám mặt, không phiến diện.
Do toàn thân thả lỏng, thể trọng từ eo trở lên tự nhiên chìm xuống, toàn bộ trọng lượng do phần eo gánh đỡ, vì vậy eo cần phải thẳng thì mới có lực gánh vác, trong lao động cử tạ, trong thể thao đều yêu cầu eo phải thẳng, như vậy mới tránh được tác dụng không tốt, tránh được tai nạn.