Bấm huyệt: Trị liệu đau thần kinh sinh ba (Thần kinh số V)

thần kinh chạc ba

Đau thần kinh sinh ba

Triệu chứng và nguyên nhân:

Đau dây thần kinh sinh ba còn được gọi là bệnh đau dây thần kinh tam thoa hay đau dây thần kinh sọ V. Dây thần kinh này nằm ở mặt và được chia thành 3 nhánh là dây mắt V1, dây hàm trên V2 và dây hàm dưới V3. Bệnh do rối loạn dây thần kinh sinh ba, thường bắt đầu từ nhánh dây hàm trên V2 hoặc dây hàm dưới V3 gây ra các cơn đau dữ dội ở vùng mặt. Đau dây thần kinh sinh ba là căn bệnh mạn tính có thể khiến cơ thể người bệnh dễ trở nên suy nhược do phải chịu đựng nhiều cơn đau kéo dài. Đối tượng dễ mắc bệnh đau dây thần kinh sinh ba là những người trên 50 tuổi, đặc biệt là nữ giới.

Nguyên nhân gây bệnh đau dây thần kinh sinh ba: 

  • Dây thần kinh sinh ba (dây thần kinh sọ V) chịu trách nhiệm về cảm giác ở khuôn mặt. Khi dây thần kinh sinh ba bị kích thích sẽ gây ra các rối loạn và gây bệnh đau dây thân kinh sinh ba.Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ ràng. Theo các chuyên gia, nhổ răng, nhiễm virus Herpes, chấn thương dây thần kinh mặt, các khối u hoặc mạch máu gây chèn ép dây thần kinh sinh ba, bệnh đa xơ cứng… có thể dẫn đến tình trạng này. Ngoài ra, không loại trừ một số yếu tố sau đây có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau dây thần kinh sinh ba, đó là:
    • Tuổi tác : bệnh phổ biến ở những người trên 50 tuổi.
    • Giới tính: phụ nữ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.
    • Yếu tố di truyền: có khả năng di truyền ở những người cùng huyết thống.
    • Triệu chứng bệnh đau dây thần kinh sinh ba
  • Khi mắc bệnh đau dây thần kinh sinh ba, 95% tổng số người bệnh bị đau một bên mặt. Các cơn đau nhói như điện giật, dao đâm gây ảnh hưởng đến trán, má, mũi, môi, hàm… kéo dài trong vài gây hay vài phút. Cơn  đau thường đột ngột xuất hiện khi bạn ăn uống, nói chuyện, đánh răng, rửa mặt hoặc tỉnh thoảng khi bạn chạm vào các bộ phận trên mặt. Ngoài những cơn đau đớn, người bệnh còn có biểu hiện sút cân. Đó là do các cơn đau ở vùng mặt gây ảnh hưởng đến việc ăn uống nên người bệnh bỏ ăn, cơ thể không được cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ trở nên suy nhược.

Trọng tâm trị liệu:

Bấm huyệt giúp giảm đau do ổn định dẫn truyền thần kinh, giảm những triệu chứng bất lợi cho người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, stress…Ngoài ra, bấm huyệt còn giúp tăng cường khả năng tự chữa lành của cơ thể. 

Huyệt đạo và kĩ thuật trị liệu: 

Nên bấm ngày từ 1 đến 2 lần, mỗi lần từ 15 đến 20 phút

  1. Ế phong
  2. Hợp cốc
  3. Ngoại quan

 

!!! Một số hướng dẫn để thành công trong sử dụng xoa bóp bấm huyệt

!!! Tuyển tập bài viết truyền cảm hứng về chăm sóc sức khoẻ bằng Y học truyền thống

hoc tri lieu online

 

dang ki tu van