Bí quyết trị liệu hiệu quả: Kiểm soát suy nghĩ viển vông trong đầu
Bí quyết trị liệu hiệu quả: Kiểm soát suy nghĩ viển vông trong đầu
Bộ não con người có cấu trúc vô cùng phức tạp và rất nhiều điều đặc biệt về bộ não mà không phải ai cũng biết. Não con người chứa khoảng 100 tỉ tế bào não (nơron), các tế bào này liên hệ với nhau bằng cách truyền thông tin với tốc độ lan truyền là 270km/h, tương đương với tốc độ của một siêu xe. Chính vì tốc độ lan truyền rất nhanh này, vì thế mà ta sẽ cảm thấy đau ngay lập tức bị chẳng mai bị ngã hoặc chẹo chân. Tuy nhiên, tốc tộ truyền thông tin là khác nhau sẽ các tế bào não khác nhau, nhiều loại nơron tồn tại trong não, một vài loại chỉ có tốc độ lan truyền 0,5 m/s trong khi số khác truyền thông tin mới mức siêu tốc là 120 m/s. Não có thể lưu giữ thông tin gấp 5 lần cuốn Bách khoa toàn thư Britannica. Các nhà khoa học chưa thế các định chính xác dung lượng của não. Họ cho rằng, nếu tính theo đơn vị lưu trữ điện tử, não có dung lượng từ 3 tới 1.000 terabyte. Trung tâm lưu trữ quốc gia Anh lưu giữ các dữ liệu của hơn 900 năm lịch sử nhưng chỉ tương đương khoảng 70 terabytes. Con số đó cho chúng ta thấy khả năng lưu trữ dữ liệu khủng khiếp của não.
Giống như hoạt động của trái tim là bơm máu liên tục vào hệ tuần hoàn, hay hoặt động của phổi là đưa không khí vào ra cơ thể trong suốt cả cuộc đời, não bộ của chúng ta cũng liên tục phát ra các xung khác nhau giữa các tế bào thần kinh và đây là hoạt động của não. Chính vì những hoạt động thông thường này của não, mà tất cả chúng ta đều thường xuyên thấy những hình ảnh, âm thanh, giọng nói của quá khứ và tương lai diễn ra trong đầu. Nếu chúng ta đang trong giai đoạn tìm kiếm giải pháp cho một vấn đề hóc búa nào đó, thì những hình ảnh, âm thanh lại càng diễn ra nhiều trong bộ não. Cũng tương tự như vậy, nếu chúng ta làm việc gì đó chưa đúng và phải cảm thấy hối tiếc, dằn vặt về hành động đó thì trong bộ não xuất hiện ngày càng nhiều những âm thanh, hình ảnh liên quan đến hành động đã diễn ra trong quá khứ. Não bộ liên tục đưa ra những giải pháp, những dự đoán, những kết quả tưởng tượng dựa vào những dữ liệu kinh nghiệm của chúng ta trong quá khứ thông qua giáo dục và hoàn cảnh sống. Vậy đâu là nguồn gốc "khởi động" những âm thanh, hình ảnh trong đầu của chúng ta? nguyên nhân đó chính là những gì mà giác quan của của chúng ta tiếp xúc với, đó là những hình ảnh, âm thanh, hương thơm, mùi vị, sự xúc chạm, cảm giác đau, cảm giác vị trí cơ thể. Tất cả những thông tin này, khi được thu nhận vào não bộ thông qua những thụ thể nằm trên cơ thể, đặc biệt là nằm trong các cơ quan cảm giác là mắt, mũi, tai, lưỡi và da. Khi có một kích thích lọt vào trong bộ não, nó sẽ kích hoạt một phản ứng dây truyền vào hệ thống những kinh nghiệm, tri thức, kí ức... của bộ não, để rồi nó sẽ khởi động quá trình phân tích, tìm giải pháp, tiên lượng, dự đoán xung quanh nội dung kích thích đó. Não của chúng ta hoạt động theo cơ chế như vậy.
Những suy nghĩ đó có lúc đem lại sự thư giãn, những điều tốt đẹp nhưng đa phần là những suy nghĩ viển vông, không đem lại đều gì có lợi cho cơ thể, mà thậm chí rất nhiều lúc nó làm cơ thể bị kiệt quệ nguồn năng lượng. Bởi vì, bộ não chỉ chiếm 3% khối lượng cơ thể, nhưng nó sử dụng tới 20% năng lượng nạp vào để hoạt động. Điểm mấu chốt của việc kiểm soát những suy nghĩ viển vông, lung tung xuất hiện trong đầu chính là hay dừng lại ở những cảm giác ban đầu. Tức là, nếu ta đang chạm tay vào vật gì, thì hãy cảm giác thật rõ ràng về cái cảm giác chúng ta đang chạm vào vật đó. Hoặc khi chúng ta nhìn vào vật gì, thì hãy thấy thật rõ ràng là chúng ta đang nhìn thấy vật đó. Việc đó tưởng chừng như dễ thực hiện, nhưng kì thực thì vô cùng khó khăn, bởi vì não bộ của chúng ta vẫn luôn luôn giữ thói quen phân tích, tiên lượng, tiên đoán, phán xét... các vấn đề mà nó gặp phải.
Nói về sự liên quan của hoạt động não bộ với trị liệu tự nhiên nói chung hay cụ thể hơn là trong khi chúng ta làm massage hoặc trị liệu cho người khác, thì việc giữ cho chú ý của chúng ta ở cảm giác xúc chạm với cơ thể người khác là yếu tố then chốt của việc trị liệu, nếu chúng ta tập trung tốt, thì chúng ta sẽ có khả năng trị liệu tốt. Ngược lại, nếu làm trị liệu mà thiếu tập trung, suy nghĩ vẩn vơ, lung tung thì chắc chắn kết quả sẽ thấp đi rất nhiều. Không những thế, người làm trị liệu tốt, còn phải là người biết kiểm soát tư thế cơ thể mình trong khi thực hiện các kĩ thuật trị liệu, để có thể vừa cảm thấy thư giãn, vừa đạt được hiệu quả tối đa của phương pháp.
Để có thể biết thêm những kiến thức và kĩ thuật thực hành liên quan đến bài viết này, hãy giam gia các lớp học hoặc buổi thảo luận để cùng trao đổi thêm: Lịch đào tạo