Bí quyết trị liệu hiệu quả: Toàn Tâm Toàn Ý
Bí quyết trị liệu hiệu quả: Toàn Tâm Toàn Ý
Trong các kĩ năng trị liệu tự nhiên được sử dụng trong các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc như massage, bấm huyệt, châm cứu, reiki, nắn chỉnh cột sống, reiki... thì có một kĩ năng đặc biệt đó là "toàn tâm toàn ý". Nói một cách đơn giản thì toàn tâm toàn ý chính là cách người trị liệu tập trung cao độ vào toàn bộ các động tác chẩn đoán hoặc trị liệu để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Việc chẩn đoán và trị liệu đó có thể là việc tìm kiếm một huyệt đạo, hay tìm kiếm một nhóm cơ đang bị bó chặt, hay có thể là một kĩ thuật massage nào đó trên cơ thể người bệnh, hay đơn giản là cảm nhận năng lượng ở một vùng cơ quan nào đó. Các chuyên gia trị liệu tự liên luôn khẳng định rằng việc thực hiện một kĩ thuật trị liệu hay chẩn đoán với kĩ năng toàn tâm toàn ý luôn đem lại những tác dụng trị liệu cực kì cao và đặc biệt. Vậy thì làm thế nào để áp dụng được kĩ năng toàn tâm toàn ý trong mỗi kĩ thuật trị liệu?
Để thực hiện được kĩ năng toàn tâm toàn ý trong khi trị liệu, thì đầu tiên người trị liệu cần phải biết tập trung sự chú ý của mình ở đâu. Bởi vì, thông thường trong khi chúng ta trị liệu hoặc làm một việc gì đó thì trong tâm trí của mỗi người vẫn thường xuất hiện những âm thanh, hình ảnh một cách tự động, giống như có một bộ phim đang trình chiếu trong đầu vậy. Chính những âm thanh, hình ảnh đó đã gây ra sự mất tập trung tư tưởng và là nguyên nhân của tình trạng lãng phí năng lượng trị liệu, nó giống như một mặt nước phẳng lặng lại bị nhiều người ném đã xuống làm cho mặt nước trong hồ bị xáo động liên tục, không thể phẳng lặng được. Vậy điểm mấu chốt ở đây nằm ở chỗ chúng ta cần phải biết một điểm để tâm trung tư tưởng vào đấy nhằm giúp tâm trí chúng ta nhận ra những gì đang diễn ra trong hiện tại, tức là những hình ảnh, âm thành trong tâm trí sẽ tự động biến mất. Điểm chúng ta thường dùng để tập trung chú ý đó thường là vùng dưới rốn hay là vùng Đan điền.
Bước tiếp theo của kĩ năng toàn tâm toàn ý sẽ khó khăn hơn nhiều, đó chính là duy trì sự tập trung chú ý vào điểm trung tâm đó trong quá trình thực hiện các kĩ thuật trị liệu. Thật sự thì việc duy trì sự tập trung liên tục là vô cùng khó khăn và phải cần thời gian chuyên tâm luyện tập thì mới có thể thực hiện được. Nguyên nhân nằm ở chỗ mỗi khi tập trung được vào điểm cần thiết (thường là Đan điền) thì ngay lập tức các nguồn năng lượng nằm tản mát ở các vị trí khác nhau trong cơ thể sẽ theo sự tập trung di chuyển về đến nơi chúng ta nghĩ về. Khi về được, thì các nguồn năng lượng này sẽ phải tìm về chính nơi (cơ quan, đường kinh lạc...) mà chúng đi ra, nếu như chúng không tìm được nơi chúng cần phải về thì mặc nhiên chúng sẽ theo quán tính quay trở lại nằm tản mát khắp nơi trong cơ thể. Biểu hiện của trạng thái này chính là việc chúng ta bị mất sự tập trung chú ý ngay sau khi tập trung được trong một khoảng thời gian ngắn. Vậy việc chúng ta cần phải làm lúc này đó là thực hiện lại kĩ thuật từ bước đầu tiên. Quá trình tập trung có thể gọi là "tụ" còn quá trình mất tập trung có thể gọi là "tán". Tụ và Tán là hai trạng thái sẽ liên tục diễn ra trong quá trình chúng ta thực hiện kĩ năng toàn tâm toàn ý. Bí quyết tập luyện nằm ở chỗ, hãy thường xuyên chú ý đến một điểm trung tâm trong cơ thể đồng thời biết rõ một cách toàn diện những cảm giác của cơ thể trong khi đi, đứng, nằm hay ngồi.
Nếu như cả 2 bước trên chúng ta thực hiện một cách thành thạo thì lúc đó trong tâm trí sẽ yên ổn, thư thái, nhẹ nhõm, việc trị liệu lúc này sẽ có hiệu quả rất tốt cả cho cả bệnh thân và tâm của người bệnh.