Cảm xúc ảnh hưởng như thế nào trong khi trị liệu
Cảm xúc ảnh hưởng như thế nào trong khi trị liệu
Thông thường ai cũng có thể lờ mờ nhận ra được cảm xúc sẽ có tác động nhiều đến những hoạt động trong cơ thể mỗi người và ai cũng biết rằng nếu bạn có những cảm xúc tích cực như hạnh phúc, tự hào, ngạc nhiên thì sẽ làm cho cơ thể trở nên phấn chấn hơn, song song với đó là tình trạng bệnh tật sẽ cải thiên hơn rất nhanh chóng. Và ngược lại, nếu trong tâm trí bạn xuất hiện những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, sợ hãi, giận dữ đi kèm với tình trạng bệnh tật của thân thể thì những cảm xúc tiêu cực đó sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả của những phương pháp trị liệu.
Ảnh hưởng của cảm xúc với cơ thể
Giận dữ: Ở trạng thái cảm xúc này, các hoạt động trong cơ thể tăng lên, các hormone sẽ được tiết ra làm tăng huyết áp, đồng thời làm cho tim cũng đập nhanh hơn. Hiện tượng này xuất hiện là do tác động của hệ miễn dịch hành vi, nó hoạt động để cảnh báo cơ thể đang trong tình trạng nguy hiểm và kích hoạt các phản ứng để ngăn chặn chúng, chẳng hạn như khi bạn ăn phải hoa quả thối hoặc gặp nhìn thấy ai đó mà mình có thù oán trước đây
Hạnh phúc: khi hạnh phúc cơ thể chúng ta ở trọng trạng thái rất tuyệt vời, toàn bộ hệ thống hoạt động mạnh, gần như không tồn tại một điểm ứ trệ bế tắc nào trong cơ thể trong trạng thái hạnh phúc, đây cũng chính là lý do chúng ta cảm thấy không còn đau đớn, nhức mỏi mỗi khi chúng ta hạnh phúc.
Buồn bã: nếu có thời gian, bạn hãy để ý một người đang trong tâm trạng buồn bã, bạn sẽ thấy những động tác của người đó đều chậm chạp, uể oải, thiếu sức sống, hai vai co lên, người khom lại, tạo dáng vẻ bế tắc, lẩn tránh, muốn thu mình lại. Những có một điểm thú vị trong cơ thể đang buồn đó là hoạt động của của tim, phổi, tiêu hoá, tiết niệu, sinh dục trở nên mạnh mẽ hơn toàn bộ các vùng khác. Điều này lý giải vì sao khi buồn chúng ta thường hay ăn nhiều đặc biệt chúng ta thích những thức ăn chế biến sẵn, có hương vị hấp dẫn hoặc những đồ ăn nhanh chiên rán.
Sợ hãi: Khi sợ hãi, tim đập nhanh và huyết áp tăng lên để chúng ta có thể thực hiện hành động chiến đấu hoặc bỏ chạy. Lúc đó cơ thể phải huy động toàn lực để đối phó với tình huống nguy hiểm đó, tim đập nhanh hơn để bơm máu về các cơ bắp lớn, phổ hổn hển để tăng tốc bơm oxy, đường huyết vọt lên cao nhằm tăng cường khẩn cấp năng lượng, đồng tử mắt nở to để nhìn cho rõ, tai vểnh lên, vũi phồng ra… tóm lại, mọi thứ đều phải trong tư thế sẵn sàng.
Tự hào: khi cảm thấy tự hào, phần trên cơ thể hoạt động với mức độ cao nhất. Tư thế người mở rộng, ngực ưỡn ra một cách tự nhiên đi kèm với cảm giác đạt được một điều gì đó và tự hào.
Cảm xúc và hiệu quả trị liệu
Khi bạn hạnh phúc, phấn chấn, sảng khoái thì chính là lúc mọi bộ phận trên cơ thể trở nên ấm áp, tràn đầy sinh lực vì thế có thể suy một cách ngược lại là nếu như bạn thường xuyên làm cho cơ thể mình được thông suốt, ấm áp, tràn đầy sinh lực thì những cảm xúc tích cực sẽ tồn tại lâu dài trong cơ thể bạn. Khi cơ thể thông suốt, máu huyết lưu thông thì sẽ làm tăng đáng kể hiệu quả của những liệu pháp trị liệu. Trong y học truyền thống luôn nói “thông tắc bất thống, thống tắc bất thông” tức là đau nhức cơ thể là do tắc nghẽn gây ra, khi nào hết tắc nghẽn thì sẽ hết đau nhức.
Vì thế, đối với việc trị liệu thì khả năng duy trì cảm xúc tích cực trong cơ thể chính là một trong những yếu tốt mấu chốt giúp nâng cao hiệu quả điều trị đối với người được trị liệu, đồng thời cảm xúc tích cực cũng làm tăng đáng kể năng lực trị liệu của người chữa bệnh. Một lời khuyên rất xưa nhưng cũng rất mới đó chính là hãy thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao, yoga, khí công, chạy bộ, đi bộ, dưỡng sinh bởi vì trong rất nhiều trường hợp, những việc làm đó đem lại những giá trị cao hơn hẳn so với dùng thuốc.