Kỹ thuật tự xoa bóp toàn thân
1- Xoa bóp vùng Tam tiêu
Tam tiêu có chức năng là cơ quan bảo vệ bên ngoài của tạng phủ, là đường đi của nguyên khí phụ trách hoạt động khí hoá, là đường đi của các chất dinh dưỡng, thức ăn và nước, khí trời hít vào phế, khí đất (thức ăn) sau khi tiêu hoá giao nhau mượn đường đi của tam tiêu để đến toàn thân
Tam tiêu tương ứng với 3 vùng cơ thể: Hạ tiêu (vùng bụng dưới): bộ phận sinh dục, bàng quang, ruột già, ruột ngon, các đám rối thần kinh hạ vị. Trung tiêu (vùng bụng trên): dạ dày, ruột ngon, tuỵ tạng, đám rối thần kinh gan và lách. Thượng tiêu (vùng ngực): tim, phổi, đám rối thần kinh trung thất
- Xoa hạ tiêu: một tay nắm lại, tay kia úp lên trên để tăng áp lực. Xoa vòng một chiều từ 10-20 lần, và ngược lại cũng từ 10-20 lần tuỳ theo sức chịu đựng nhẹ hay mạnh làm cho phù hợp
- Xoa trung tiêu: một tay nắm lại, tay kia úp lên trên để tăng áp lực, xoa từ 10-20 lần mỗi chiều
- Vuốt cạnh sườn: vuốt từ xương sườn cụt 12 theo bờ sườn đến vùng mỏm xương ức, thay bên nhau mỗi bên làm 10 lần. Động tác này có ảnh hưởng đến gan và lách
- Xoa hạ tiêu: một bàn tay xoè ra áp lên ngực, bàn tay kia úp chồng lên. Xoa vòng trên vùng ngực một chiều từ 10-20 lần rồi đổi chiều ngược lại 10-20 lần. Có thể xoa bóp hình số 8 tránh đầu vú.
- Vuốt bụng: sau khi xoa tam tiêu xong. Hai tay hơi nắm lại để ở vùng hạ tiêu vuốt lên trung tiêu rồi thượng tiêu 5-10 lần.
2- Xoa bóp vùng Thận
Vùng này rất quan trọng, có xương sườn cụt thứ 11 và 12 mà ở đầu xương sườn ấy là hai huyệt: Chương môn (hình can) và Kinh môn (kinh đởm). Ở dưới có hai quả thận và hai tuyến thượng thận làm cho ta nghĩ đến thận thuỷ và thận hoả của đông y. Lại có bắp thịt rất khoẻ và thần kinh dọc theo xương sống nếu xoa bóp vùng này một cách tích cực thì trừ được bệnh đau lưng, đau cột sống, người thấy, khoan khoái, dễ chịu.
- Bàn tay xoè ra ôm lấy hai bên vùng thận đưa lên cao tối đa rồi đưa xuống mông từ 20-40 lần, chủ yếu là lấy gốc bàn tay ấn tương đối mạnh vào vùng xưogn sống và vùng thận.
- Nếu thấy chưa đủ có thể nắm hai tay lại mà xát có sức hơn. Trong lúc xát từ trên xuống dưới, mỗi tay có thể lên xuống đổi chiều nhau hay cùng chiều làm như vậy 20-40 lần
3- Xát vùng vai
- Đưa tay qua vai đối diện. Đầu tiên đặt ngón tay vào huyệt Đại chuỳ, xát theo chân cổ qua vai ra tới trước ngực. Rồi đặt ở Phế đu xát qua giữa vai tới ngực
- Tiếp tục từ huyệt Thiên tông xát qua đầu vai tới ngực.
- Tiếp theo lấy bàn tày mỗi bên luồn dưới nách đối diện ra tới bả vai sau rồi từ đó sát qua nách tới ngực
- Mỗi chỗi, vùng như vậy xát qua từ 5-10 lần
4- Xát cạnh sườn và cạnh bụng
- Lấy tay bên này luồn dưới nách bên kia tới tận phía sau lưng
- Đầu thân mình quay hẳn sang phía ấy rồi sát từ sau lưng ra tới ngực
- Cố gắng các ngón tay luồn theo liên sườn đến cạnh hố nách bên này, đồng thời đầu thân mình cũng quay theo đến hết tầm về hướng đó.
- Sau đổi tay kia cũng làm như vậy 10-20 lần. Cứ như vậy lần dần xuống cạnh bụng. Mỗi chỗ từ 10-20 lần
5- Xoa bóp chi trên
- Có 2 cách: xoa bóp thuận theo đường kinh (xoa bóp bổ) và xoa bóp ngược theo đương kinh (xoa bóp tả). Đường kinh âm (nét đứt) đi từ chân qua người qua vai tới đầu ngón tay, còn được kinh dương (nét liền) đi từ ngón tay tới vai qua người xuống đến ngón chân. Tìm hiểu thêm về kinh lạc: tại đây
- Khi có sự ứ tắc khí huyết thì xát tả có tác dụng tốt hơn.
- Sau khi xát xong có thể bóp thêm theo chiều như vậy từ đầu vai xuống bàn tay để tăng cường tác dụng
- Sau đó vê ngón tay 3-5 lần mỗi ngón và kéo giãn các ngón tay, vận động cổ tay
6- Xoa bóp chi dưới
- Hai tay để lên một bên đùi, xát từ trên xuống dưới của phía trước đùi, trước cẳng chân, tới mắt cá chân.
- Trong lúc đó hai chân dần dần giơ lên cao, rồi hai tay vòng ra phía sau cổ chân tiếp tục xát phần sau từ cẳng chân lên sau đùi trong lúc chân từ từ hạ xuống. Tay trong vòng lên phía mặt trong tay ngoài vòng phía mặt sau, xát qua vùng mông để vòng lên phía trên rồi lại tiếp tục xát xuống dưới.
- Làm 10-20 lần, làm bên kia tương tự
!!! Một số hướng dẫn để thành công trong sử dụng xoa bóp bấm huyệt
!!! Tuyển tập bài viết truyền cảm hứng về chăm sóc sức khoẻ bằng Y học truyền thống