Tư duy Y học cổ truyền và cuộc sống thế kỉ 21

Tại sao Y học cổ truyền ngày càng phát triển mạnh mẽ trong thế kỉ 21

Tư duy Y học cổ truyền và cuộc sống ngày nay

Việt Nam có nền Y học cổ truyền được nhiều người tin dùng cũng như được thế giới công nhận là đất nước có nền y học cổ truyền phát triển trên thế giới. Nhìn ra thế giới thì nước nào cũng có nền y học truyền thống, bởi vì đất nước nào cũng có lịch sử, cũng có quá khứ và hiện tại. Tư duy để tạo nên những học thuyết, lý luận về bệnh tật, dưỡng sinh, chẩn đoán, phòng bệnh, điều trị của nền Y học cổ truyền luôn nổi bật với sự kết nối con người và tự nhiên, nếu bạn có thời gian tìm hiểu những sách vở về Đông y bạn sẽ thấy điều này rất rõ ràng.

Trong con người có Phong (gió), trong con người có Hoả (lửa), trong con người có Thuỷ (nước), trong con người có Đất (thổ), trong con người có Kim (kim loại), trong con người có Mặt trăng, Mặt trời... có cả thiên nhiên, vũ trụ. Một tư duy vô cùng hoà hợp và rất tự nhiên, rất logic và phù hợp hoàn toàn với khoa học hiện đại. Khoa học hiện đại đã chứng minh mọi vật chất đều được cấu tạo bởi những thành phần bé nhỏ hơn như nguyên tử, phân tử, electron và photon vì thế xét cho đến cùng của cơ thể con người cũng là bao gồm những nguyên tố hoá học, những nguyên tử, phân tử mà thôi, nhìn vào trong cơ thể và nhìn ra ngoài tự nhiên là đủ thấy sự tuyệt vời trong những học thuyết vĩ đại của nền y học cổ truyền.

y hoc co truyen hoc tri lieu
Trong con người và tự nhiên đều có nước

Sử dụng Y học cổ truyền trong chăm sóc sức khoẻ chủ động, chính là chúng ta đã tiếp nhận tinh hoa trí tuệ của tổ tiên trong lĩnh vực khoa học sức khoẻ, tức là chúng ta bắt đầu học cách trở lại với tự nhiên, trở về với một cuộc sống hoà hợp với thiên nhiên. Có lẽ, đến đây ai cũng sẽ nghĩ rằng: "ai chả thích trở lại tự nhiên", "Có thời gian là tôi sẽ trở về với thiên nhiên ngay", "ai cho tôi tiền khi tôi sống hoà hợp với tư nhiên"... có rất nhiều kiểu suy nghĩ thế này và đương nhiên nó là kiểu suy nghĩ rất phù hợp với cuộc sống quá bận rộn trong thế giới nhiều thách thức ở thế kỉ 21. Nếu như giữ nguyên những gì mà các cụ thực hiện từ hàng nghìn năm trước rồi áp dụng dập khuôn, chính xác vào thế kỉ 21 này thì chắc khó có người nào có thể thực hiện được một cách trọn vẹn, đầy đủ bởi vì hồi xưa không có máy tính, không có điện thoại và cũng chẳng có internet hay 4G, hồi đó con người tự nhiên đã biết sống hoà hợp với thiên nhiên rồi bởi vì thiên nhiên luôn ở xung quanh, mở mắt ra là thấy tự nhiên, thấy trời đất rồi.

Y học cổ truyền và con đường đưa con người hiện đại đến bến bờ sức khoẻ

Như trên đã nói, việc áp dụng dập khuôn, máy móc những tri thức Y học cổ truyền vào cuộc sống con người trong thời kì số hoá là không thể, việc có thể làm là sử dụng nguyên lý, học thuyết và phát hiện rất khoa học của Y học cổ truyền theo cách hiện đại và phù hợp với tư duy và cuộc sống thực tế của con người hiện đại ví dụ Âm dương, Thiên địa nhân, Ngũ hành, Thân tâm hợp nhất, Khí, Kinh lạc, Huyệt đạo. Chúng ta có thể áp dụng thế này:

  • Thay vì việc khi phát hiện mình bị đau mỏi vai gáy chúng ta đến ngay hiệu thuốc để mua thuốc giảm đau, giãn cơ, chúng ta có thể ngẫm nghĩ một chút theo quy luật âm dương và vẫn có thể đến hiệu thuốc để mua thuốc. Âm dương tức là Vận động ~ Nghỉ ngơi. Chúng ta hãy dành thời gian cảm nhận một chút xem cảm giác đau của chúng ta có phải bắt nguồn từ cuộc sống có sự mất cân bằng giữa vận động và nghỉ ngơi hay không? Âm dương là Động ~ Tĩnh: chúng ta xem có phải mình đã ngồi quá lâu trước máy tính mà thiếu vận động hay không? Âm dương là Nóng ~ Lạnh: chúng ta có thể để ý xem có phải mình đã tiếp xúc với hơi lạnh (máy điều hoà, nước lạnh) quá nhiều vì thế làm cho hơi Nóng (sự tuần hoàn máu) trong người bị mất cân bằng hay không?.v.v.. hãy thay đổi đôi chút cách tư duy của mình theo kiểu Y học cổ truyền
  • Thay vì việc dằn vặt, bức bối với những bệnh tật của mình chúng ta hãy thử tư duy theo quy luật Thân tâm hợp nhất xem sao. Chúng ta biết rằng Thân = cơ thể, Tâm = Thần kinh để cơ thể khoả mạnh thì thần kinh phải luôn biết cách phối hợp với cơ thể để sống, tồn tại, và thích nghi với sự thay đổi liên tục đến từ môi trường bên ngoài. Thân bị bệnh thì Tâm cần phải lo lắng, hỗ trợ cho Thân để Thân chóng khoẻ thì Tâm cũng khoẻ theo. Nếu chúng ta dằn vặt, bức bối với Thân bệnh thì rõ ràng là ta đã làm cho bệnh nặng lên gấp đôi bởi vì Tâm bức bối là bệnh + Thân đã có bệnh sẵn rồi
  • Cũng có thể tư duy theo dòng chảy kinh lạc theo ví dụ này, nếu bạn bị đau đầu chẳng hạn, và bạn biết rằng những kinh dương là từ đầu đi xuống dưới chân tay, nói nôm na giống như bạn gội đầu, nước phải chảy từ trên xuống dưới, đau đầu tức là dòng chảy không đi xuống được, hay nói cách khác là nó bị nghẽn ở đâu đó. Chỗ bị nghẽn có thể là thoái hoá cột sống cổ, tư thế sai, cơ vùng vai gáy bị bó cứng hoặc thắt lưng bị đau... tất cả đều có thể gây ra đau đầu. Vì vậy, nếu bạn lỡ chẳng may bị đau đầu, thì nếu bạn muốn đi khám ở bệnh viên hay mua thuốc hay làm bất cứ điều gì đó để bệnh thuyên giảm thì hãy dành đôi chút thời gian ngẫm nghĩ theo hướng tư duy kiểu kinh lạc, có lẽ bạn sẽ tìm ra nhiều thứ trên cơ thể mình đã bị tắc nghẽn từ lâu rồi mà không biết đấy.

Ứng dụng Y học cổ truyền trong chăm sóc sức khoẻ chủ động thời công nghệ 4.0

Còn gì bằng nếu như chúng ta kết hợp được giữa những bước tiến vĩ đại của khoa học công nghệ ngày nay với những tinh hoa bảo vệ sức khoẻ của người xưa lại với nhau, chúng ta than vãn mình thiếu thời gian thì giờ công nghệ sẽ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian. Chúng ta lo lắng không biết tìm ai để học những kiến thức gốc, chính xác, khoa học thì công nghệ cũng sẽ giúp làm việc đó. Chúng ta lo lắng về tài chính thì công nghệ sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được rất nhiều tiền. Nếu bạn muốn trải nghiệm công nghệ đào tạo Y học cổ truyền 4.0 thì hoàn toàn có thể trải nghiệm với chương trình đào tạo Online của tôi trên hệ thống trực tuyến. Còn tất nhiên, nếu bạn đã biết nhiều về Y học cổ truyền rồi, thì hãy áp dụng nó ngay lập tức để giúp bạn khoẻ mạnh hơn.

!!! Tuyển tập bài viết truyền cảm hứng về chăm sóc sức khoẻ bằng Y học truyền thống

hoc tri lieu online

 

 

dang ki tu van