Y học cổ truyền dễ hiểu hơn bạn nghĩ rất nhiều
Y học cổ truyền đơn giản là những gì bạn nhìn thấy trong cuộc sống
Y học cổ truyền (YHCT) có lịch sử vài nghìn năm trước đây, lịch sử lâu đời thì tất nhiên qua nhiều thế hệ thầy thuốc, học giả, người viết lịch sử, ghi chép lại nó sẽ dần trở nên có nhiều tính học thuật, từ chuyên môn và những ý tưởng mới của mỗi tác giả. Kiểu như là 9 người thì 10 ý, một gốc vây mà cho ra trăm ngọn. Nói đi nói lại chúng ta cũng phải thấy rằng hồi xưa hay bây giờ thì Y học vẫn lấy đối tượng là con người để nghiên cứu, lấy việc giúp cho con người khoẻ mạnh làm mục tiêu chính và lấy cuộc sống hoà hợp giữa con người và tự nhiên làm cơ sở để sống lâu, sống khoẻ, sống hữu ích.
Đơn giản chỉ là vậy thôi. Nhưng giống kiểu sự phát triển của một cái cây có tàn làn rộng, rập rạp, xum xuê nếu chúng ta nhìn từ trên xuống dưới thì nhiều khi chúng ta thấy toàn cành lá, hoa trái mà chẳng nhìn thấy gốc rễ đâu, chúng ta lại tưởng cây đấy chính là cả một khu rừng, gồm rất nhiều gốc rễ tạo thành, vì không nhìn thấy được gốc rễ do đó mỗi người trở thành "thầy bói xem voi", mỗi người miêu tả con voi theo một kiểu của riêng mình, thành ra sau một hồi miêu tả chúng ta không biết rằng cây chỉ có 1 gốc và voi chỉ là 1 con mà thôi. Sự tưởng tưởng quá mức đôi khi làm chúng ta quên mất sự thật là cái gì.
Y học cổ truyền làm cho người khác tưởng là khó bởi vì nó bị bao bọc bởi rất nhiều từ ngữ, học thuyết, nguyên lý nghe chừng rất khó hiểu ví dụ: ngũ hành, kinh mạch, huyệt đạo, lục khí, bổ, tả, đắc khí... tóm lại nghe mội hồi tầm 2 phút những từ ngữ này là thôi chỉ muốn đóng ngay sách vở lại luôn, học hành đủ mệt. Bởi vì cuộc sống ngày nay đã quá bận rộn, quá nhiều thứ phải lo lắng, suy nghĩ rồi mà giờ lại gặp toàn những từ ngữ "khó nhằn" còn hơn cả ngoại ngữ nữa thì đúng là có yêu thích đến mấy thì cũng chịu, không tiếp thu được.
Y học cổ truyền cũng giống như học ngoại ngữ
Đúng vậy đấy, bạn học ngoại ngữ thuận lợi kể cả học qua hình thức online là bởi vì những từ ngữ được định nghĩ rất rõ ràng, có từ điển, có ứng dụng, có bài tập thực hành và phân cấp độ rõ ràng, bạn cứ từ từ học là thể nào cũng dùng được ngoại ngữ như là công cụ để có công việc tốt hơn, kiến thức, kĩ năng cao hơn. Y học cổ truyền nếu được học tập và thực hành cũng sẽ trở thành một công cụ giúp bạn khoẻ hơn, thư giãn hơn, hiểu biết hơn và ít bệnh tật hơn, và đấy cũng là mục đích của nghề Y nói chúng.
Giờ chúng ta hãy xem những từ "khó nuốt" trong YHCT nó dễ hiểu như thế nào nhé:
- Âm dương: một từ nghe cái là thấy "âm" ngay rồi, thực ra nó dễ lắm bởi vì trên trời lúc nào cũng có mặt trời, mặt trăng thì mặt trời là Dương, mặt trăng là Âm. Mặt trời thì nóng, mặt trăng thì mát, mặt trời làm cho da chúng ta xạm và mặt trăng làm da chúng ta sáng hơn vì thế bạn nhìn ngay bàn tay của bạn xem, sẽ thấy da mu tay tối hơn da lòng bàn tay, vì thế vùng mũ tay gọi là Dương, lòng bàn tay gọi là Âm.
- Âm dương trong ẩm thực: thực phẩm nào tạo ra hơi nóng, làm ấm cơ thể thì gọi là Dương: gừng, tỏi, hạt tiêu, rượu. Còn cái nào là cơ thể mát thì gọi là Âm: bột sắn, đậu xanh, dưa lê, nước
- Khí (Prana = Ki = Qi): thì bạn ngày nào chả hít thở không khí, hoặc học cấp I bạn cũng biết trong không gian có khí Ôxi, Cacbonic, Nitơ... đấy là Khí. Ngoài ra, bạn cũng biết cơ thể cần hấp thu Ôxi và đào thải CO2 ra ngoài để sinh tồn, thì đấy chính là Khí trong cơ thể. Ôxi đi đến đâu thì tế bào khoẻ đến đấy, vì thế cơ thể cần Khí để sống, người ta gọi Ôxi là Dưỡng Khí vì nó giúp nuôi dưỡng tế bào.
- Khí huyết: người ta vẫn hay nói trong khí có huyết, trong huyết có khí thực ra cũng vô cùng dễ hiểu. Bạn thấy trong máu bạn có hồng cầu, mà hồng cầu thì chở Ôxi đến tế bào, trong máu của bạn có nước tức là H20, mà nước thì gồm 2 phân tử khí tạo thành vì thế gọi là Khí huyết, rất dễ hiểu phải không?
- Kinh mạch hay Kinh lạc: giống hệ như hệ thống đường giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không ngày nay, chả khác gì cả. Bản chất là dùng để kết nối mọi thứ lại với nhau. Nhà bạn thì phải kết nối với đường thì bạn mới đi làm và đi về được, tế bào phải có đường thì mới kết nối được với các thứ khác tạo thành một xã hội bên trong cơ thể.
- Huyệt: cũng rất đơn giản thôi. Huyệt này trên đường Kinh là chỗ trung chuyển, chỗ nghỉ trên đường vận chuyển. Nếu là đường bộ thì nó là ngã ba, ngã tư, bến xe buýt, bến xe. Nếu là đường thuỷ thi nó là các điểm đỗ, điểm tập kết, bến phà, bến tàu. Nếu là hàng không thì nó là những sân bay, nếu nó là đường điện thì nó là những trạm biến áp, những cột điện...
- Ngũ hành: cũng không có gì khó hiểu cả. Người xưa nói cơ thể bạn cấu tạo từ ngũ hành là Đất, Nước, Gió, Lửa, Không gian thì bạn thấy trong người bạn cũng có y hệt thế: Nước = những chất dịch trong cơ thể, Gió = sự lưu thông, hít thở, trao đổi khí. Lửa = hơi ấm, chính là thân nhiệt của bạn đấy. Đất = chất đặc trong cơ thể như cơ bắp, nội tạng, lớp mỡ. Không gian = các khoảng không trong cơ thể như hốc xoang, khoang dạ dày, khoang đường ruột. Nó thực ra cũng chỉ là như thế thôi
- Tạng phủ: các bạn chắc nghe câu Lục phủ, ngũ Tạng rồi phải không, nó cũng rất dễ hiểu: Tạng = tàng chữ tức là đặc ví dụ lá Gan (Can), quả Thận (Thận), quả Tim (Tâm). Phủ tức là bạn có thể thổi qua nó phù phù tức là nó rỗng ví dụ: Vị (dạ dày), Đởm (túi mật), Bàng quang (bọng đại)... nó đâu khó để hiểu đúng không, vì đa phần chúng ta học hết trong sách sinh học hồi cấp II rồi
Có người giải thích cho kĩ lưỡng là học được hết
Nền Y học cổ truyền là sự tích luỹ kinh nghiệm sống khoẻ, sống lâu của các bậc tổ tiên, những thầy thuốc tâm huyết muốn để lại cho các thế hệ về sau vì mục đích phát triển thế hệ sau khỏe hơn thế hệ trước. Chỉ vướng một chút là hồi xưa chữ viết hiếm người biết, mà giấy bút lại không có nhiều vì thế tổ tiên phải dùng những từ ngữ cô động, dễ nhớ, dễ truyền miệng để có khả năng lưu giữ mãi cho thế hệ sau này. Do đó, nếu chúng ta được giải thích thấu đáo những từ ngữ cô đọng để mở toang cánh cử kinh nghiệm quý báu của tổ tiên để lại thì quả là điều tuyệt vời, chúng ta vừa được sống trong xã hội hiện đại, và cũng vừa được tận hưởng những giá trị, kinh nghiệm sống khoẻ của tổ tiên để sống khoẻ mạnh hơn, vui vẻ hơn, tuơi tắn hơn. Vì thế tôi thực sự mong muốn được chia sẻ những điều mình đã thấy ra trọng nền y học cổ truyền, đem nó đến với nhiều người trong cộng đồng để cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn. Nếu bạn đọc đến đây và muốn thực hành một chút những kinh nghiệm của Y học cổ truyền thì dành thêm vài phút nữa để xem một số video bên dưới nhé. Chúc thành công và sống khoẻ.
Tuyển tập bài viết truyền cảm hứng về chăm sóc sức khoẻ bằng Y học truyền thống (Phần 1)
!!! Tuyển tập bài viết truyền cảm hứng về chăm sóc sức khoẻ bằng Y học truyền thống