Âm và dương trong xoa bóp bấm huyệt

biểu tượng âm dương

Âm vừa dương, 2 mặt của một vấn đề, 2 mặt của 1 bàn tay, 2 mặt của một trang giấy, 2 mặt của một đồng xu… mọi vật có hình hay vô hình đều tự bản thân mang trong mình hai mặt âm dương và bị quy luật vận hành của âm dương chi phối. Cha là dương được ví như trái núi (dương = cao, thô nặng), mẹ là âm được ví là biển (âm = sâu, mềm). Trong bữa cơm, đôi đũa thuộc dương vì có tính chất dài, cứng còn bát thuộc âm vì rộng và sâu. Trong ẩm thực, những loại thực phẩm nào có tính chất co vào, đặc, nặng mùi, dễ nhận biết thì thuộc dương, như củ gừng, củ nghệ, củ tỏi. Còn ngược lại, nhữn thực phẩm nào có tính chất phình ra, mùi nhẹ nhàng thanh thoát, rỗng thì thuộc âm như quả mướp, quả bầu, quả bí. Về mặt tư tưởng thì người ta hay gọi Triết học phương tây (triết = chia nhỏ) thuộc dương, và người ta gọi Đạo học phương đông vì nó có tính chất bao trùm, tổng quan sẽ thuộc âm. Còn định nghĩa về sức khoẻ, Hồ Chí Minh đã đúc kết: Khí huyết lưu thông, tin thần thoải mái đấy là sức khoẻ, trong đó khí thuộc dương, huyết thuộc âm.

Trong xoa bóp bấm huyệt, khi chúng ta tác động lên cơ thể chính mình hoặc người khác, chúng ta cần có cái hiểu đúng và phân biệt rõ ràng cái nào thuộc về âm và cái nào thuộc về dương, thì lúc đó các động tác kĩ thuật của chúng ta mới có thể mang lại lợi ích và hiệu quả tốt nhất cho người được làm xoa bóp bấm huyệt. Con người bị bệnh tật, tìm đến gốc rễ cuối cùng vẫn là do làm mất cân bằng âm dương. Phương pháp trị liệu, tìm đến tới cùng là đi tìm cách làm cân bằng lại âm dương. Hay nói cách khác, nếu chữa bệnh âm thì cần dùng dương, chữa bệnh dương thì cần dùng âm. Ứng dụng âm dương trong trị liệu, trong xoa bóp như thế nào, chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu thêm với sự phân tích tổng quan bên dưới.

  • Cứng chắc thuộc dương, mềm mại thuộc âm: nếu làm massage xoa bóp hay bấm huyệt, gặp vùng cơ đang bị co cứng (tức là dương), thì chúng ta cần sử dụng kĩ thuật xoa bóp mềm mại (thuộc âm), ấn huyệt cũng cần từ từ, chậm rãi (thuộc âm), như vậy thì mới an toàn. Nếu ta dung lực mạnh để chữa cơ đang bị co cứng, thì đã làm trái với âm dương, người bệnh sẽ đau đớn hơn, khó chịu hơn và lâu khỏi hơn.
  • Dương là nóng ấm, Âm là lạnh mát: Người bị cảm lạnh, cơ dọc sống lung co cứng, đau nhức, cổ gáy cũng đau mỏi theo, trong người cảm thấy ơn lạnh, gai rét, sợ gió, sợ lạnh thì người này chắc chắn đang bị hàn (thuộc âm), vậy pháp chữa sẽ là dùng dương để chữa, cần cạo gió bằng dầu cao (dương), giữ ấm, ăn cháo giải cảm còn ấm, xông hơi thảo dược… (thuộc dương)
  • Dương là tụ, âm là tán: khi gặp vùng cơ lưng bị đau lâu ngày, ê mỏi tức (thuộc âm) vùng lưng và thắt lưng xung quanh vùng cơ đó vậy thủ pháp xoa bóp bấm huyệt sẽ là ấn vừa giữ lâu (thuộc dương). Ngược lại, nếu vùng cơ bị co cứng, sờ thấy cục, thấy khối (thuộc dương), thì cần lựa chọn dùng kĩ thuật xoa tròn từ trong ra ngoài sẽ có tác dụng làm tán khối cứng ra (thuộc âm)
  • Trong âm có dương, trong dương có âm: tức là trong một vùng đau nhiều (thuộc dương) thì sẽ có vùng ít đau hoặc không đau (thuộc âm), hoặc ngược lại, trong cả một vùng bệnh trên cơ thể đang cảm thấy tê bì, giảm cảm giác (thuộc âm), thì sẽ có một điểm nào đó rất đau (thuộc dương), trong chữa bệnh bằng xoa bóp bấm huyệt, nhiều trường hợp tác động vào những vị trí huyệt có tính chất đối lập với cái xung quanh, thì kết quả đem lại lại cao hơn là chữa trực tiếp.

Nói về âm dương, có lẽ sẽ không bao giờ là đầy đủ, bởi vì sẽ có hàng trăm nghìn ví dụ, hàng trăm nghìn vấn đề được giải quyết nhanh chóng nhờ nắm được quy luật âm dương. Vì thế, quan trọng nhất là chúng ta cần luôn giữ làm sao để âm dương không mất cân bằng, mà luôn trong trạng thái hoà hợp, ổn định.