Huyệt là gì?
Huyệt là gì?
Tên gọi và định nghĩa:
Huyệt có các tên khác nhau: huyệt, tiết, hội, không, khí huyệt, khí phủ (Nội kinh), khổng huyệt (Giáp ất kinh), huyệt đạo (Thái bình thánh huệ phương), du huyệt (Đồng nhân du huyệt châm cứu đồ kinh), huyệt vị (Thần cứu kinh luận). Ở Việt Nam đã dùng các tên: Huyệt, huyệt vị, huyệt đạo, du huyêt. Bài viết này dùng tên huyệt.
Có các định nghĩa về huyệt như sau:
- Huyệt là nơi ra vào lưu hành của thần khí, không phải là da gân xương. Có thể coi đây là định nghĩa chung của huyệt ở bất kỳ tổ chức nào của cơ thể.
- Huyệt là nơi mạch khí phát ra, dùng để chỉ huyệt của kinh mạch.
- Huyệt là nơi khí của ngũ tạng lục phủ xuất ra ở 12 kinh mạch, mỗi kinh mạch đều có tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp. Lục phủ lục tạng có 12 huyệt nguyên, huyệt nguyên là nơi tập trung khí hoá và dinh dưỡng của 365 huyệt bẩm thụ từ ngũ tạng
- Huyệt là nơi khí của tạng phủ xuất ra ở lưng, ngực bụng. Du và mộ là tên gọi chung huyệt của ngũ tạng, ở bụng thuộc âm là mộ, ở lưng thuộc dương là du, mộ là nơi khí tụ lại, du là nơi kinh khí từ đó thâu ra da.
- Huyệt bát hội là nơi kinh khí của tạng, phủ, cân, côt, mạch, huyêt, khí, tuỷ trong khi vận hành tập trung lại tại đó.
- Ở kinh cân điểm đau là huyệt
- Huyệt là nơi vệ khí lưu hành, nơi tà khí xâm nhập và cơ thể và lưu lại, và phải dùng châm để đuổi tà khí đi
- Mỗi tổ chức trong cơ thể có huyệt đại diện cho mình
Hệ thống huyệt tương tự như hệ thống cơ quan cảm thụ của y học hiện đại
Huyệt là nơi thần khí ra vào lưu hành có thể hiểu đó là nơi liên thông cơ thể với ngoại cảnh, nơi cơ thể đáp ứng (xuất), tiếp nhận (nhập), lưu hành (làm việc không ngừng). Y học hiện đại cũng có một tổ chức có chức năng như vậy, đó là hệ thống cơ quan cảm thụ. Các cơ quan này chính là đầu thần kinh tự do, các tiểu thể, các tận cùng có và không có myelin ở chân lông, cụ thể là:
- Tiếp nhận cảm giác sờ mó, đụng chạm (xúc giác): phân bố ở da, chân lông, đầu ngón tay, chân, lưỡi, núm vú, ở dưới da, lớp sâu của da, bao khớp, dây chằng mang liên cốt (xương), màng xương, cân mạc treo, vỏ bao mạch máu, mô liên kết giữa các tạng.
- Tiếp nhận cảm giác nóng lạnh: số lơngj thụ thể lạnh gấp 3 lần thụ thể nóng
- Tiếp nhận cảm giác đau: phân bố ở lớp nông của da, màng xương, thành động mạch mặt khớp, màng não. Ở lướp sâu có ít thụ thể đau hơn
- Đáp ứng với cảm giác bản thể (sâu): Đáp ứng với trương lực cơ có phần cảm nhận của suốt thần kinh cơ, đáp ứng với cảm giác ở gân có tiểu thể Golgi
- Đáp ứng với thay đổi của tạng phủ: là các tận cùng của phó giao cảm, tận cùng giao cảm sẽ sản xuất các chất hoá học nhằm điều chỉnh hoạt động của các tạng phủ để chúng trở lại trạng thái bình thường