Xoa bóp bấm huyệt cho bệnh nhân tiểu đường
Nguyên Nhân: bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính về biến dưỡng và nội tiết mà nguyên nhân chưa xác định được. Hầu hết các học giả cho rằng bệnh này chủ yếu là do sự giảm bài tiết insulin hay sự gia tăng tương đối về nhu cầu insulin của cơ thể, cả hai trường hợp này đều dẫn đến các rối loạn biến dưỡng, đặc biệt là sự biến dưỡng đường glucose.
Trong y học cổ truyền, bệnh tiểu đường đã được miêu tả nhiều trong các sách kinh điển ở Việt Nam và các nước khác, theo đó nguyên nhân chủ yếu của bệnh tiểu đường là do khí âm trong cơ thể bị suy do ăn quá nhiều chất béo và chất ngọt, hay uống rượu quá độ, hay các chấn động tâm lý như lo âu, uất ức trong thời gian dài.
Triệu chứng chính: Ở giai đoạn đầu, thường không có triệu chứng gì ngoại trừ nồng độ đường trong máu cao – Bệnh nhân bị tiểu đường ở mức độ vừa phải có thể khát nước nhiều, xấu đói, hay mắc tiểu kèm theo tình trạng mệt mỏi, giảm cân. Đường glucose hiện diện trong nước tiểu và nồng độ đường glucose trong máu tăng cao. Ở mức độ nặng, ngoài ra các triệu chứng nói trên còn có các biến chứng. Các biến chứng thông thường là nhiễm khuẩn cấp tính, lao phổi, cao huyết áp, xơ cứng động mạch. Ở mức độ rất nặng chất ketone trong máu bị tích tụ (ketosis), toan máu (độ acid của máu tăng) và có khi hôn mê.
Ý nghĩa xoa bóp bấm huyệt: Có tác dụng làm giảm các triệu chứng, giảm ngưỡng đường trong máu và trong nước tiểu. Tăng cường thể trạng toàn thân, giảm các biến chứng đối với tim, mắt, não và thận. Là cách giúp động viên tinh thần, giải toả cảm xúc vô cùng tuyệt vời cho người bệnh.
6 bước xoa bóp bấm huyệt cho bệnh nhân tiểu đường
- Xoa bụng:Người bệnh nằm ngửa, háng và chân co lại, người làm massage xoa bóp đứng bên cạnh, dùng 2 tay xoa quanh rốn bệnh nhân theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ (hình trên).
- Điểm các huyệt: Thừa tương (CV 24), Bách hội (GV 20), Toản trúc (BL 2), Thái dương (EX-HN 5): Bệnh nhân nằm nghiêng, người làm massage xoa bóp đứng phía sau, dùng đầu ngón tay trái hay ngón trỏ điểm các huyệt Thừa tương (CV 24) ở điểm giữa rãnh cằm má. Bách hội (GV 20) ở phía trên rìa tóc sau 7 thốn và là điểm giữa đường nối 2 đỉnh tay vòng qua đầu. Toản trúc (BL 2) ở trong chỗ lõm ở đầu trong chân mày, Thái dương (EX-HN 5) trong chỗ lõm ở phía trên và ngoài khóe mắt ngoài 1 thốn, mỗi huyệt được thực hiện 30 giây.
- Đẩy ở mặt: Bệnh nhân nằm ngửa, người làm massage xoa bóp đứng phía sau dùng mặt trước ngón tay cái làm động tác đẩy trán bệnh nhân theo chiều dọc và chiều ngang trong 1 phút, sau đó dùng gò trong của bàn tay (chỗ cườm tay) đẩy dài theo trán, quanh hốc mắt, đến 2 má và 2 rãnh cằm má.
- Ấn huyệt Nội quan (PC 6), Hợp cốc (LI 4), Túc tam lý (ST 36) và Tam âm giao (SP 6): Bệnh nhân nằm ngửa, người làm massage xoa bóp dùng đầu ngón tay cái làm động tác ấn huyệt Nội quan (PC 6), Hợp cốc (LT 4) trên lưng bàn tay, ở giữa xương bàn tay thứ nhất và thứ hai, trên mé ngoài của xương bàn tay thứ hai, huyệt Túc tam lý (ST 36), cách đầu gối 3 thốn ở mặt ngoài, và cách mào xương quyển ½ thốn, và huyệt Tam âm giao (SP 6) ở mặt trong cẳng chân cách mắt cá trong 3 thốn về phía trên, mỗi huyệt được ấn trong 30 giây.
- Ấn và bóp kinh Bàng quang cạnh cột sống: Bệnh nhân nằm sấp, người làm massage xoa bóp đứng bên cạnh, luân phiên đẩy bàn tay trái và phải về phía trước, đồng thời làm động tác nhào dọc theo các kinh bàng quang cạnh cột sống từ trên xuống dưới và ngược lại (hình dưới). Lập lại nhiều lần trong 5 phút. Tại các huyệt sau đây cần được tác động tập trung: Cách du (BL 17), cách điểm giữa 2 mẩu gai đốt sống ngực 7 và 8 về phía ngoài 1,5 thốn, Can du (BL 18) cách điểm gữa 2 mẩu gai đốt sống ngực 9 và 10 về phía ngoài 1,5 thốn. Tỳ du (BL 20), cách điểm giữa 2 mẩu gai đốt sống ngực 11 và 12 về phía ngoài 1,5 thốn. Thận du (BL 23) cách điểm giữa 2 mẩu gai đốt sống bụng 2 và 3 về phía ngoài 1,5 thốn.
- Véo dọc cột sống: Bệnh nhân nằm sấp, người làm massage xoa bóp tựa ngón tay trỏ và giữa của 2 bàn tay lên vùng xương cùng, luân phiên đẩy 2 bàn tay về phía trước dọc theo mạch Đốc, lên đến đốt sống cổ thứ 7, vừa đẩy, vừa làm động tác véo (hình trên). Sau 3 lần đẩy và véo thì nắm da kéo lên một lần. Lập lại nhiều lần trong 3 đến 5 phút.
Tự xoa bóp bấm huyệt khi mắc bệnh tiểu đường
Là biện pháp chăm sóc sức khoẻ vô cùng tốt cho những bệnh nhân đang mắc bệnh tiểu đường. Chúng ta thường hay lãng quên mất khả năng tự chữa trị của cơ thể, chỉ nhăm nhăm vào sử dụng thuốc và ăn uống. Xoa bóp bấm huyệt massage, là phương pháp rất quan trọng giúp duy trì sức khoẻ tinh thần, sự thoải mái cơ thể và giúp cân bằng hệ nội tiết và miễn dịch toàn diện.
Theo y học cổ truyền các động tác kĩ thuật xoa bóp bấm huyệt massage này, giúp lưu thông khí huyết, phá tan ứ trệ, cân bằng năng lượng trong các đường kinh mạch và lục phủ ngũ tạng. Nhờ đó, chính khí của cơ thể được nâng cao, bệnh tật sẽ dần dần bị đẩy lùi lúc nào mà không hay
- Xát vùng lưng chậu: Bệnh nhân ngồi. Ép sát 2 bàn tay vào vùng lưng rồi chà xuống đến vùng chậu (hình dưới). Lập lại nhiều lần trong 1 phút.
- Ấn và day huyệt: Lao cung (PC 8) và Công tôn (SP 4): Bệnh nhân ngồi, dùng đầu ngón tay làm động tác ấn và nhào huyệt Lao cung (PC 8) ở giữa lòng bàn tay, huyệt Công tôn (SP 4) ở mặt trong của bàn chân, trong chỗ lõm, ngay đầu xa ( trước ) xương bàn chân thứ nhất, cạnh trước dưới trong 1 phút.
- Đẩy bụng: Bệnh nhân nằm ngửa. Đặt 2 bàn tay lên mé ngoài của bụng và làm động tác đẩy từ trên xuống dưới khoảng 3 phút.
Ghi chú :
- Làm thủ thuật ngày 1 đến 2 lần có hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường vừa và nhẹ.
- Nên có chế độ ăn uống thích hợp và hoạt động thể lực thích hợp. Nên tránh lạnh.