Đánh giá tác dụng của điện châm và cứu kết hợp với xoa bóp bấm huyệt điều trị mất ngủ không thực tổn
Tóm tắt nghiên cứu
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mất ngủ là một chứng bệnh rất phổ biến được biết đến từ rất lâu và có thể gặp ở tất cả các nước như nghiên cứu năm 2000 cho thấy: tỷ lệ mất ngủ ở Hoa Kỳ có 27%, Anh 34%, Pháp 31%, Đức 23%, Bỉ 27%, Tây Ban Nha 23%, Italia 35%, Đan Mạch 31%. Ở Việt Nam mất ngủ chiếm tỷ lệ khá cao 50-80%. Trong Y học hiện đại (YHHĐ) mất ngủ không thực tổn còn gọi là trạng thái mất ngủ mạn tính, là trạng thái không thoải mãn về chất lượng và số lượng giấc ngủ, tồn tại trong một thời gian dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng làm việc của người bệnh [1, 2, 3]. Trong khi đó việc chữa trị bệnh mất ngủ, chưa được quan tâm đúng mực hoặc còn lạm dụng nhiều thuốc an thần, gây lệ thuộc vào thuốc. Một số loại thuốc còn gây nhiều tác dụng phụ. Theo quan điểm của y học cổ truyền (YHCT), mất ngủ còn gọi là chứng “Thất miên”… mà nguyên nhân thường do thần kinh làm tổn thương các tạng tâm, can, tỳ, thận… Y học cổ truyền có nhiều phương pháp điều trị mất ngủ trong đó châm cứu kết hợp với xoa bóp là một phương pháp không dùng thuốc đây là phương pháp trị liệu thường được áp dụng ở tuyến y tế cơ sở [4]. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá tác dụng của điện châm và cứu kết hợp với xoa bóp bấm huyệt điều trị mất ngủ không thực tổn.
- Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị.
Tổng quan
-
Dịch tễ học
- Chứng mất ngủ tăng cao trong giới nữ, người cao tuổi, người bị rối loạn tâm lý và những người thiệt thòi về kinh tế xã hội.
- Năm 1979 “Hội các rối loạn về giấc ngủ” cho biết số người mất ngủ chiếm 35% dân số.
- Năm 1990, viện Gallup (Mỹ) công bố số liệu nghiên cứu ở 8 nước cho thấy: Pháp có 31%, Italia có 35%, Anh có 34%, Đan Mạch có 31%, Bỉ có 27%, Tây Ban Nha 23%, Đức có 23%, Mỹ có 27% người bị rối loạn giấc ngủ.
- Theo Tổ chức y tế thế giới, nghiên cứu 15 khu vực khác nhau trên thế giới ước tính 26,8% người trên thế giới bị mất ngủ được khám và điều trị tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu.
-
Nguyên nhân
- Rối loạn tâm thần
- Do sang chấn tâm lý
- Vai trò của các sự kiện bất lợi trong cuộc sống
- Có một số trường hợp bị mất ngủ mạn tính từ khi còn nhỏ
- Yếu tố gia đình, vai trò của nhân cách
- Các nguyên nhân thông thường: thay đổi công việc…
-
Cơ chế bệnh sinh
- Có hai hệ thống thần kinh chi phối chu kỳ thức ngủ: một hệ thống phát ra giấc ngủ và quá trình ngủ và hệ thống kia là thời gian ngủ trong 24 giờ.
- Brerino (1975), Kales (1984), Gailar (1978 – 1990) đưa ra hai giả thuyết như sau:
- Giả thuyết thứ nhất: Mức độ hoạt động của hệ thần kinh trung ương tăng lên một cách bất thường.
- Giả thuyết thứ hai: Rối loạn chức năng của nhân vùng dưới đồi.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Bệnh nhân được chẩn đoán mất ngủ không thực tổn có tuổi từ 18 trở lên, cả 2 giới nam và nữ đến khám và điều trị tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thanh Hoá.
- Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân : theo ICD 10
- Tiêu chuẩn loại trừ:
- Test Beck > 19 điểm; Test Zung > 59 điểm
- Mất ngủ thực tổn
- Mất ngủ liên quan đến loạn thần: tâm thần phân liệt trầm cảm loạn thần, hưng cảm loạn thần.
-
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: NC thử nghiệm lâm sàng mở so sánh trước và sau điều trị.
- Chọn mẫu nghiên cứu: 60 BN đủ TC tham gia nghiên cứu.
- Tiến hành nghiên cứu sử dụng phác đồ huyệt
- Nội quan
- Thần môn
- Tam âm giao
- Tâm du
- Thận du
- Thái khê
- Dũng tuyền
- Quy trình điều trị
- Dùng tần số bổ 3 - 6 Hz
- Cường độ kích thích: tăng dần từ 0 – 100 μA,tới ngưỡng bệnh nhân chịu được.
- Thời gian kích thích 30 phút
- Sau khi châm xong bệnh nhân được cứu huyệt Dũng tuyền
- Sau khi cứu Dũng tuyền xong thì tiến hành xoa bóp theo phác đồ
- Liệu trình điều trị: tất cả các thủ thuật trên được tiến hành ngày một lần, trong thời gian 30 ngày.
- Thời điểm theo dõi: Bệnh nhân được theo dõi và đánh giá tại các thời điểm:
- Trước khi điều trị (D0)
- Sau điều trị 10 ngày (D10)
- Sau điều trị 20 ngày (D20).
- Sau điều trị 30 ngày (D30).
- Chỉ tiêu đánh giá kết quả:
- Trên lâm sàng:
- - Sự thay đổi của thời lượng giấc ngủ qua 20 và 30 ngày điều trị
- - Sự thay đổi thời gian đi vào giấc ngủ qua 10 ngày 20 ngày và 30 ngày điều trị
- - Sự thay đổi hiệu quả giấc ngủ sau 10 ngày, 20 ngày và 30 ngày điều trị
- - Sự thay đổi về chất lượng giấc ngủ
- Trên cận lâm sàng:
- Sự thay đổi thang điểm PSQI trước và sau điều trị
- Sự thay đổi các thong số của sóng α, β trên điện não đồ nền
- Trên lâm sàng:
IV. BÀN LUẬN
- 4.1. Đặc điểm dịch tễ mất ngủ không thực tổn:
- Tỷ lệ mất ngủ ở nữ cao hơn nam, nữ chiếm tỷ lệ 43,33%, man chiếm 56,67%. Tỷ lệ này cũng phù hợp với một số nghiên cứu trước đây. Lương Hữu Thông (nam 40%, nữ 60%), theo WHO (1996) phụ nữ mất ngủ nhiều gấp 1,5 lần so với nam giới và tỷ lệ tuổi mất ngủ ở độ tuổi 50-59 là cao nhất (36,67%). Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ giữa chứng mất ngủ và chu kỳ kinh nguyệt, sự căng thẳng thần kinh ở thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh liên quan tới sự giảm sút của estrogen [5]. Theo YHCT phụ nữ ở độ tuổi này thì thiên quý suy giảm do chức năng của tạng thận kém, thận âm hư dẫn đến tâm hỏa vượng, tâm thận bất giao sinh ra chứng mất ngủ.
- 4.2. Đánh giá hiệu quả điều trị
- Qua kết quả nghiên cứu cho thấy sự thay đổi thời lượng giấc ngủ tại từng thời điểm theo dõi. Sau 10 ngày điều trị thời lượng giấc ngủ đã tăng lên nhiều với mức có ý nghĩa thống kê p<0,05. Sau 20 ngày tới 30 ngày điều trị thì thời lượng giấc ngủ đã tăng lên nhiều với mức p<0,01. Thời lượng giấc ngủ là tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả điều trị.
- Sự thay đổi chất lượng giấc ngủ: Trước điều trị hiệu quả giấc ngủ rất thấp (38,98 ± 7,35) sau 10 ngày điều trị hiệu quả giấc ngủ đã có sự thay đổi đáng kể (47,79 ± 6,37) với mức ý nghĩa p<0,05. Sau 30 ngày điều trị thì hiệu quả giấc ngủ gần như trở lại bình thường với 80,93 ± 3,37 và p<0,01.
- Sự thay đổi thang điểm PSQI: Tất cả các triệu chứng trong thang điểm PSQI trước và sau điều trị đều có sự thay đổi rõ rệt với p<0,01. Thang điểm PSQI đánh giá 7 yếu tố biểu thị chất lượng của giấc ngủ. Kết quả này cũng tương đương với kết quả nghiên cứu Huang (2009) [6] hay nghiên cứu của Tsay S.L (2004). Như vậy sử dụng điện châm trên cơ sở y lý của Y học cổ truyền xây dựng phác đồ huyệt phù hợp với thể lâm sang theo y học cổ truyền, kết hợp với xoa bóp-bấm huyệt đã mang lại hiệu quả điều trị tốt.
- Sự thay đổi điện não đồ sóng α và β: thì cho thấy cả 2 sóng tần số không thay đổi nhưng biểu đồ và chỉ số % thì tăng lên rõ rệt với p<0,01. Điều này phù hợp với nhiều nghiên cứu trước, điện châm làm tăng thành phần sóng α ở thể lưới thân não, vùng dưới đồi và các vùng vỏ não đã tạo ra điều kiện hoạt động tối ưu cho các neuron trong quá trình tiếp nhận xử lý thong tin khi đáp ứng lại kích thích. Đồng thời điện châm lên huyệt đã có tác dụng an thần, làm giảm tình trạng căng thẳng thần kinh và điều này thể hiện rõ trên điện não đồ cơ sở làm giảm trên độ và tỷ lệ xuất hiện của sóng β [7].
- 4.3. Châm cứu và xoa bóp-bấm huyệt: là phương pháp điều trị không dùng thuốc trong y học cổ truyền, đây là phương pháp chữa bệnh ít gây tai biến nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy trên lâm sàng không có trường hợp nào bị tai biến hay xuất hiện triệu chứng không mong muốn và kết quả xét nghiệm huyết học, sinh hóa trước sau điều trị không thay đổi.
V. KẾT LUẬN
- Hiệu quả điều trị
- Kết quả đối với thời lượng giấc ngủ chất lượng giấc ngủ
- Thời lượng giấc ngủ được tăng lên nhiều sau 10, 20 ngày điều trị
- Hiệu quả giấc ngủ thay đổi rất rõ rệt sau 20 ngày trở lên
- Sự thay đổi thang điểm PSQI
- Tất cả các triệu chứng trong thang điểm PSQI đều cải thiện với
- Tổng điểm PSQI trước và sau điều trị có sự thay đổi rõ rệt với
- Kết quả đối với thời lượng giấc ngủ chất lượng giấc ngủ
- Tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị
- Phương pháp điều trị không gây một tác dụng không mong muốn nào trên lâm sàng và cận lâm sàng.
Bài viết được trích từ: Tạp chí nghiên cứu Y Dược học cổ truyền Việt Nam