Kĩ thuật bấm huyệt cơ bản

Kĩ thuật bấm huyệt cơ bản


Để đạt được lợi ích và hiệu quả tối đa của phương pháp bấm huyệt trị liệu, thì người thực hiện cần phải được trang bị nhiều kiến thức khác nhau từ phần lý luận cho đến thực hành. Một trong những kiến thức và kĩ năng bắt buộc phải nắm vững và phải thực hành nhiều lần cho đến khi thành thạo chính là các kĩ thuật bấm huyệt cơ bản. Có nhiều kĩ thuật bấm huyệt khác nhau, nhưng tựu chung lại thì bấm huyệt là cách tác động hay gửi một “thông điệp” đến huyệt đạo, do huyệt đạo nằm trên các đường kinh khác nhau, phụ trách các chức năng khác nhau bên trong cơ thể mà bấm huyệt giúp điều chỉnh lại trạng thái khí huyết trong mỗi đường kinh, nhờ đó mà giúp giúp cơ thể người bệnh phục hồi và trị liệu tận gốc.
Điểm then chốt khi thực hiện kĩ thuật bấm huyệt để đạt kết quả như mong muốn, đấy là tư thế của người bấm. Tư thế đúng tao ra hiệu quả cao và an toàn cho người làm, ngược lại, tư thế sai sẽ đem lại ít tác dụng và gây chấn thương cho người thực hiện. Quan trọng nhất trong tư thế bấm huyệt chính là tay cần phải duy trì trong tư thế thẳng trục và đồng thời buông lỏng bả vai. Tay thẳng trục có nghĩa là ngón tay, cổ tay, khuỷu tay phải thẳng với nhau, cần tránh bất cứ sự gấp khúc nào của các khớp trên tay trong khi thực hiện kĩ thuật bấm huyệt. Vì sao lại như vậy? Buông lỏng vai, giúp vùng vai được thoải mái, phản lực sẽ được giải phóng tối đa, người bấm sẽ sử dụng được lực của toàn thân thay vì chỉ lực của cánh tay khi thực hiện kĩ thuật bấm huyệt. Thẳng trục các khớp trên tay sẽ giúp các khớp cùng phối hợp trong khi bấm, tạo lực bấm tốt nhất mà các khớp lại ít phải chịu lực nhất.
Một điểm cũng không kém phần quan trọng chính là hướng của lực bấm. Tuỳ vào từng vị trí huyệt đạo khác nhau, có thể nằm ở đầu, ở mặt, ở cổ, ở lưng, ở tay hoặc ở chân mà hướng của lực tác động cũng có khác nhau. Để đạt hiệu quả cao trong trị liệu bằng bấm huyệt, thì đòi hỏi người thực hiện cần phải có kinh nghiệm trong việc lựa chọn mức lực phù hợp với người được bấm và sau đó là phải chọn đúng hướng tác động.
Dưới đây là hình ảnh và giải thích các kĩ thuật bấm huyệt cơ bản.

Ấn huyệt bằng đầu ngón tay
Ấn huyệt sử dụng đầu ngón tay, có thể dùng ngón tay giữa hoặc ngón trỏ ấn thẳng góc với bề mặt da
Ấn huyệt bằng ngón tay cái
Ấn huyệt bằng ngón tay cái, cần luôn giữ cho ngón cái được thẳng, không nên gập khớp ngón cái
Ấn bằng lòng bàn tay
Huyệt đạo thì nhỏ khoảng bằng đầu ngón trỏ, nhưng đôi khi chúng ta có thể dùng cả lòng bàn tay để tác động lên các vùng xung quanh huyệt
Ấn bằng gốc bàn tay
Ấn bằng gốc bàn tay
Sử dụng các ngón tay hỗ trợ nhau trong khi ấn, nếu như huyệt đạo cần nhiều lực tác động
Sử dụng các ngón tay hỗ trợ nhau trong khi ấn, nếu như huyệt đạo cần nhiều lực tác động
Sử dụng 2 ngón cái đặt lên nhau để ấn
Sử dụng 2 ngón cái đặt lên nhau để ấn
Dùng hai bàn tay đặt lên nhau để ấn
Dùng hai bàn tay đặt lên nhau để ấn
Ấn bằng 2 gốc bàn tay
Ấn bằng 2 gốc bàn tay