Đánh giá hiệu quả của xoa bóp bấm huyệt trong điều trị thoái hoá cột sống cổ.
Thoá hoá cột sống cổ là gì?
Cột sống cổ là đoạn cột sống mềm dẻo nhất, có tầm vận động linh hoạt. Thoái hoá cột sống cổ không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ mà còn làm giảm sút chất lượng cuộc sống của người bệnh, chính vì vậy thoái hoá cột sống cổ luôn là mối quan tâm của nhiều chuyên ngành. Trong y học cổ truyền, thoái hoá cột sống cổ thuộc phạm vi chứng Kiên tý. Nguyên nhân là do can thận, khí huyết hư, lại cảm nhiễm ngoại tà phong hàn thấp làm khí trệ huyệt ứ gây đau và hạn chế vận động vùng cổ vai gáy.
Biểu hiện của thoái hoá cột sống cổ:
Bệnh nhân được chẩn đoán là thoái hoá cột sống cổ theo y học hiện đại khi có các hội chứng sau: hội chứng cột sống cổ; hội chứng rễ thần kinh cổ; hội chứng động mạch đốt sống cổ; hội chứng tuỷ cổ. Chẩn đoán hình ảnh, cung cấp các thông tin rất có giá trị, giúp chẩn đoán chỉnh xác hơn với hình ảnh thoái hoá cột sống cổ trên phim X-quang cột sống cổ thường quy, phim chụp cộng hưởng từ, phim chụp CT.
Theo Y học cổ truyền, bệnh nhân được chẩn đoán là Kiên tý theo hai thể: phong hàn thấp và khí trệ huyết ứ.
Bệnh nhân thường gặp các biểu hiện sau: Đau mỏi vùng cổ, dễ bị cứng cổ, vẹo cổ khi nằm sai tư thế, cảm thấy cơ bị đang bị co cứng, thấy các cảm giác bất thường như tê bì, kiến bò, nóng, rát… vùng cổ. Cánh tay bị tê bì, nặng nền khi vận động lâu hoặc lái xe hay. Khi thực hiện các động tác phải đưa cánh tay lên cao, thì dễ bị mỏi, cảm thấy nặng nề, đau nhức. Ngoài ra, còn có biểu hiện của thiểu năng tuần hoàn não như nặng vùng chẩm, hoa mắt, chóng mặt, mỏi mắt, hay quên, khó tập trung…
Điều trị thoái hoá cột sống cổ bằng xoa bóp bấm huyệt hay các phương pháp y học khác thì cần đánh giá hiệu quả của phương pháp theo các tiêu chuẩn sau:
- Mức độ đau đánh giá theo thang điểm VAS
- Đo tầm vận động khớp bằng thước đo độ trước và sau điều trị
- Đánh giá ảnh hưởng của đau với chức năng sinh hoạt theo bảng câu hỏi NPQ (Northwick Pack Neck Pain Questionaire): gồm 8 câu hỏi về mức độ đau; dị cảm; thời gian kéo dài triệu chứng; ảnh hưởng đến giấc ngủ; khả năng mang xách đồ vật; khả năng ngồi đọc sách và xem tivi; công việc sinh hoạt tại nhà và công tác xã hội
Công thức huyệt hiệu quả áp dụng trong xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hoá cột sống cổ
Theo các tài liệu trong các sách xoa bóp bấm huyệt của y học cổ truyền, đã ghi chép lại việc sử dụng xoa bóp bấm huyệt trong điều trị các biểu hiện liên quan đến thoái hoá cột sống cổ. Các huyệt được sử dụng có hiệu quả đối với điều trị các triệu chứng của thoái hoá cột sống cổ bao gồm:
Kiên ngung, Khúc trì, Tý nhu, Thủ tam lý (đây là các huyệt nằm trên đường kinh Dương minh Đại trường) Kiên trinh (Huyệt nằm trên đường kinh Thiếu dương Tiểu trường) Giáp tích C4, C5, C6 (là các huyệt nằm dọc hai bên cột sống cổ thứ 4, thứ 5 và thứ 6, từ đường giữa cột sống đo ra hai bên 0,5cm)
Kĩ thuật bấm huyệt:
Người bệnh nằm hoặc ngồi trong tư thế thoải mái, lưng thẳng tự nhiên, hai vai thả lỏng, không làm các việc khác như xem điện thoại, đọc sách, nói chuyện… vì sẽ gây mất tập trung, dẫn đến kết quả điều trị giảm sút
Bấm Kiên ngung, Khúc trì, Tý nhu, Thủ tam lý, Kiên trinh
Để thực hiện đúng kĩ thuật day bấm các huyệt này, người bấm huyệt cần đứng trong tư thế thoải mái, buông lỏng cổ tay, buông lỏng khuỷu tay, buông lỏng vai, giữ lưng cho thoải mái, đứng cân bằng hai chân, không bị lệch bề bên nào. Khi chúng ta bấm huyệt cần dùng ngón cái để bấm, hoặc người bấm có thể dùng ngón trỏ hoặc ngón giữa, tuy nhiên, theo kinh nghiệm thì bấm huyệt bằng ngón cái thì tốt hơn.
Khi bấm huyệt, người bấm cần quan sát biểu hiện trên nét mặt người được bấm, để phát hiện kịp thời phản ứng của người được bấm, tránh tình trạng bấm huyệ gây đau đơn, gây dập cơ và tổn hại tới cơ thể người bệnh. Bấm đúng sẽ làm cho người bệnh cảm thấy có cảm giác tức, nặng, căng hoặc cảm giác chạy lên trên và xuống dưới nơi huyệt đạo được tác động. Mối huyệt nên bấm từ 3-5 phút, khi bấm có thể kết hợp với day nhẹ, để tăng hiệu quả điều trị.
Bấm huyệt giáp tích C4, C5, C6 và xoa bóp hai bên cơ cổ
Hệ thống huyệt giáp tích (giáp = nằm cạnh, ngay sát; tích = cột sống) có rất nhiều tác dụng trong điều trị các bệnh cột sống nói chung và cột sống cổ nói riêng. Các huyệt này có tác dụng làm giãn các lớp cơ nông, lớp ở giữa và lớp cơ sâu tại cổ. Ngoài tác dụng trên, hệ thống huyệt giáp tích còn có khả năng làm tăng lưu thông máu động mạch, tĩnh mạch, bạch huyết của hệ thống mạch máu vùng cổ. Chính vì những tác dụng này, giáp tích C4, C5, C6 được chọn lựa trong việc điều trị các triệu chứng do thoái hoá cột sống cổ gây ra như: đau mỏi cổ, thiếu máu não, ù tai, rối loạn tiền đình, hoa mắt, chóng mặt, nặng vùng sau đầu, mờ mắt, giảm chú ý, giảm tập trung…
Hiệu quả sau khi áp dụng xoa bóp bấm huyệt
- Giúp giảm đau tại vùng cổ nhanh chóng sau liệu trình điều trị 10 buổi lien tục. Một số trường hợp khác người bệnh thấy giảm đau ngay sau lần xoa bóp bấm huyệt đầu tiên. Có được tác dụng này này là do tác dụng điều khí, thông mạch, dẫn khí nhanh và mạnh, kích thích một lúc trên nhiều huyệt. Hiệu quả này đạt được với tỉ lệ 80% bệnh nhân được chẩn đoán thoái hoá cột sống cổ
- Hiệu quả cải thiện chức năng sinh hoạt: hạn chế chức năng sinh hoạt trong thoái hoá đốt sống cổ thường là do bệnh nhân đau nhức mà dẫn tới hạn chế vận động. Sau một đợt điều trị bằng xoa bóp bấm huyệt nhận thấy chức năng sinh hoạt của bệnh nhân được cải thiện đáng kể, không còn bệnh nhân nào còn bị ảnh hưởng ở mức độ trung bình và ảnh hưởng nhiều.
Bài viết được trích từ: Tạp chí nghiên cứu Y Dược học cổ truyền Việt Nam