Bệnh tật là bài học không phải kẻ thù

Bệnh tật là bài học không phải kẻ thù

Bệnh tật là bài học không phải kẻ thù

Mỗi khi chúng ta bị đau đầu, nhức răng, viêm mắt, mỏi khớp, đau lưng, viêm mũi, viêm xoang... thì trong tâm trí chúng ta dường như sẽ xuất hiện ngay lập tức cảm giác khó chịu, bực bội và muốn loại bỏ ngay lập tức những biểu hiện phiền toái mà bệnh tật gây ra cho chúng ta. Nếu không loại bỏ được nhanh chóng những cảm giác khó chịu này thì hầu hết mọi người sẽ gia tăng thêm cảm giác khó chịu và đặc biệt chúng ta thêm chán ghét những biểu hiện bệnh, thậm chí nặng hơn thì chán ghét cả chính cơ thể chúng ta nữa. Với những bệnh cấp tính còn gây ra những rối loạn cảm xúc như vậy, thì đối với những ngươi mang những căn bệnh mạn tính trong cơ thể thì tâm hồn họ, cảm xúc của họ quả là rối ren và mệt mỏi biết chừng nào. Nếu cứ suốt cuộc đời chúng ta gây hấn, bực dọc với bệnh tật thì cả đời chúng ta chẳng thể nào hiểu được những gì mà cơ thể mình muốn nói, và cũng chẳng bao giờ hiểu được những điều trong môi trường tự nhiên, nơi mà chúng ta được tạo ra và lớn lên trong đấy.

Tại sao lại bị bệnh? theo y học truyền thống thì bệnh tật là khi chúng ta cảm thấy cơ thể tắc nghẽn, trì trệ, mệt mỏi, uể oải... hay nói tóm lại là không thoải mái, không sảng khoái.

Ai gây ra bệnh cho chúng ta? có nhiều loại bệnh tật nhưng có thể quy lại thành 2 nhóm lớn:

  • Nhóm thứ nhất bắt nguồn ở bên ngoài chúng ta, hay nói cách khách là bệnh đến tự nhiên, không thể phòng tránh được, dù có muốn hay không ví dụ: do thiên tai tự nhiên, do tai bay vạ gió, do tuổi tác, do giới tính, do di truyền
  • Nhóm thứ hai bắt nguồn ở bên trong chúng ta, tức là do cách chúng ta kiểm soát và quản lý vận hành cơ thể của mình có phù hợp với tình trạng cơ thể hay không, ví dụ: trúng gió do ăn mặc phong phanh, đau lưng do ngồi sai tư thế, viêm họng do uống quá nhiều nước lạnh, sơ gan do uống quá nhiều rượu, suy nhược thần kinh do thức đêm quá nhiều...

Phần lớn những bệnh tật cho con người thuộc nhóm thứ hai, nhóm có nguyên nhân do chúng ta không biết quản lý cơ thể mình và đặc biệt hơn là không chịu học hỏi từ bệnh tật. Bị bệnh giống như chúng ta điều hành cơ thể sai, khi biết là sai thì chúng ta sửa, chứ gặp sai mà không sửa mà lại còn mắng mỏ người dạy mình thì quả là không tốt chút nào. Nếu ở công ty, chúng ta thấy sếp chúng ta sai mà chúng ta góp ý, sếp nhận lỗi và vui vẻ thay đổi thì chúng ta cảm thấy rất thoải mái đúng không? đương nhiên rồi, vì có ai mà đúng hoàn toàn đâu. Bệnh tật chính là người nhân viên nhắc nhở chúng ta bài học về cách điều hành cơ thể, tâm trí chúng ta là sếp của cơ thể. Chúng ta điều hành sai thì gây ức chế cho nhân viên bên dưới, chúng ta không biết học ra bài học của cơ thể thông qua bệnh tật thì bệnh tật sẽ trở nên khó chữa hơn nhiều, giống như người nhân viên bị ức chế trong công ty, vừa làm việc kém hiệu quả, vừa tạo ra nhiều yếu tố nguy cơ bất lợi.

benh tat la bai hoc khong phai ke thu
Năng lực học từ bệnh tật khiến bạn trở thành người hùng của chính mình

Học từ bệnh tật nên bắt đầu như thế nào?

Bệnh tật mang trong mình thông điệp về những điều chúng ta đã làm sai trong nhận thức và hành vi, chúng ta học là nhận ra những gì chúng ta đã sai trong nhận thức và hành vi của mình. Bằng cách nào? bằng cách dành thời gian để nhìn sâu, chiêm nghiệm những cảm giác mà bệnh tật đưa đến cho tâm trí. Ví dụ thế này: bạn đang bị đau lưng, thì thay vì nghĩ ngay ra việc đến tiệm thuốc, hoặc đi khám ngay lập tức thì hãy dành đôi chút thời gian để cảm nhận sâu về cảm giác đau lưng này, bạn có thể nằm, có thể ngồi hoặc đứng để cảm nhận và "nhìn" sâu vào cảm giác đó. Nếu muốn, bạn có thể thay đổi tư thế để cảm giác đau lưng hiện ra rõ ràng hơn để việc cảm nhận dễ hơn. Khi cảm giác đau nổi lên, thay vì bị chi phối bởi cảm xúc bực bội, cáu giận thì hãy nhìn sâu vào cảm giác đau đang nổi lên này, nhờ việc hãm phanh này chúng ta sẽ đạt được 2 lợi ích ban đầu, đó là dần dần nhận ra được nguyên nhân của đau lưng, thứ 2 là không bị những cảm xúc tiêu cực kia chi phối quá nhiều, làm mất sự sáng suốt và khả năng "tiếp thu bài học" qua trạng thái đau lưng.

Bạn hãy thực tập cảm nhận và nhìn sâu vào những cảm giác khó chịu của bệnh tật như vậy, bạn sẽ thấy nhiều điều rất thú vị sẽ đến trong chính tâm trí bạn thông qua trực giác - và tôi gọi đây là sự Tự dưng, những điều thú vị này có thể hiện ra như sau:

  • Tự dưng bạn nhận thấy nguyên nhân gây đau lưng của minh: do ngồi lâu, ngồi sai tư thế, vận động quá mức, tập luyện quá hăng hái hay ăn nhiều quá gây béo bụng làm đau lưng...
  • Tự dưng bạn muốn xoa xoa bóp bóp vùng lưng bị đau vì bạm cảm thấy rằng như vậy sẽ giúp đỡ đau lưng
  • Tự dưng bạn sẽ muốn day ấn huyệt Hậu khê nếu bạn đã biết huyệt này có khả năng trị đau lưng thông qua video của tôi
  • Và còn nhiều điều tự dưng lắm, bởi vì mỗi người đều có vô vàn những trải nghiệm, kinh nghiệm trong quá khứ thì những điều tự dưng này sẽ hoàn toàn có sự khác nhau

Đôi điều chi sẻ với những bạn có cùng sở thích khám phá cơ thể bản thân, có niềm tin yêu những phương pháp trị liệu tự nhiên như xoa bóp, bấm huyệt, massage, tập luyện... và đặc biệt là với những muốn có sự thay đổi tích cực sức khoẻ của mình thông qua các bài học về chăm sóc sức khoẻ chủ động.

Tuyển tập bài viết truyền cảm hứng về chăm sóc sức khoẻ bằng Y học truyền thống

hoc tri lieu online

 

 

dang ki tu van