Bản chất của Bấm huyệt là gì?
Huyệt là gì?
Trước khi tìm hiểu bấm huyệt là gì thì chúng ta cần hiểu rõ về Huyệt đạo, tất nhiên chúng ta sẽ hiểu về Huyệt theo cách giản dị mà khoa học, bởi vì nếu dùng một định nghĩa có sẵn trên sách vở hoặc search trên mạng thì quá dễ để có một định nghĩa về Huyệt, tuy nhiên chúng ta nên tiếp cận kiến thức về huyệt đạo theo lối giản dị, đời thường nhưng lại vô cùng chính xác theo khoa học.
Huyệt theo Y học cổ truyền được nằm trên các đường Kinh mạch (Giải thích về Kinh lạc dễ hiểu như kiến thức Cấp 2), mà Kinh mạch thì có loại to và loại nhỏ, loại dài loại ngắn giống hệt như hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên đất liền có mấy sông lớn như Sông Hồng, Sông Đuống, Sông Lam, Sông Tiền, Sông Hậu thì tương đương với đường kinh lớn, còn các nhánh của các sông này tạo thành những kênh dài ngắn, rạch nhỏ to thì tương đương với đường lạc (có nghĩa là liên lạc) to lạc nhỏ. Còn huyệt cũng thế, cũng có huyệt lớn, huyệt nhỏ khi phân theo năng lượng trong đấy tương tự như lượng nước trong Hồ -> Đầm -> Ao -> Hố -> Vũng, huyệt nông huyệt sâu khi phân theo vị trí của Huyệt tương tự nhiên mức độ nông sâu của Hồ -> Đầm -> Ao -> Hố -> Vũng.
Huyệt đơn giản chỉ là như vậy thôi, nó là những vị trí đặc biệt có những tính chất, đặc điểm dễ gây ra tình trạng nước chảy chậm lại, hoặc nước dễ bị tù túng, bị ứ trệ, bị xoáy, bị trở ngại. Khi chúng ta còn bé, hoặc ở trong bụng mẹ nếu chúng ta hoàn toàn khoẻ mạnh, bình thường thì Kinh lạc và huyệt đạo lúc nào cũng thông, tức là dòng chảy năng lượng trong người chúng ta luôn lưu thông một cách uyển chuyển khắp mọi nơi trong cơ thể. Dòng chảy năng lượng ở đây bạn có thể hình dung nó là hệ thống mạch máu và thần kinh trong cơ thể, giống hệt như những gì bạn đã học về cơ thể người trong bộ môn Sinh học hồi cấp 2. (Giải thích về Kinh lạc dễ hiểu như kiến thức Cấp 2)
Bấm huyệt là gì?
Bấm huyệt tức là chúng ta tạo ra một lực nào đó thông qua động tác được gọi là Bấm để giúp vùng huyệt thay đổi làm cho dòng chảy tại đó được khôi phục như lúc chúng ta khoẻ mạnh. Gọi là Bấm huyệt chỉ đơn giản là bởi vì kĩ thuật Bấm phổ biến nhất và cũng rất hiệu quả trong việc làm thông huyệt. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta có nhiều những kĩ thuật khác để làm thông huyệt cũng rất hay và phổ biến như Gõ huyệt, Hơ nóng huyệt (dùng ngải cứu), Day huyệt, Cạo gió vùng huyệt (dùng dầu cao nóng), Châm vào huyệt (dùng kim châm cứu), Véo huyệt, Điểm huyệt...
Tại sao lại cần phải có nhiều kĩ thuật như vậy? cũng đơn giản thôi, bạn cứ hình dung giống như bạn muốn khơi thông một cái ao nước lâu này bị tù túng, ứ trệ thì phải sử dụng nhiều động tác phối hợp với nhau như: cắt cỏ, nhổ cỏ xung quanh, rồi tát nước, đào đất, đắp chỗ nọ, be chỗ kia...việc làm nọ hỗ trợ việc làm kia và mục đích cuối cùng cũng là làm cho cái ao nước sạch hơn, nước lưu thông tốt hơn, nhờ đó có thể nuôi cá, nuôi vịt, thả rau để có lợi ích hơn
Làm sao để biết bấm huyệt là đúng hay sai?
Thực ra cũng không quá khó để biết bấm huyệt đúng hay sai, bởi vì huyệt đạo thì nằm trên người chúng ta, khi huyệt đạo trở nên ứ tắc, trì trệ thì chúng ta sẽ bị đau nhức, mệt mỏi và bệnh tật. Bệnh tật cũng ở trên người chúng ta, mà huyệt đạo cũng ở trên người chúng ta, chúng ta có thể cảm nhận được mình đang bị bệnh thì chúng ta cũng có thể cảm nhận được mình đã bấm đúng huyệt hay chưa, bởi vì 2 cái nó thông với nhau, cái nó nối với cái kia. Vấn đề ở chỗ, chúng ta hay bị mơ hồ về Huyệt đạo do những hiểu lầm, tưởng tượng không đúng về Huyệt, giống như lúc trời nhập nhoạng tối chúng ta nhìn sợi dây tưởng là con rắn nên mới sợ hết hồn. Huyệt đạo thì còn bị làm "màu sắc hoá" với rất nhiều điều kì lạ, bí ẩn bởi những phim kiếm hiệp hoặc những sách vở được viết ra với mong muốn làm cho Đông y thêm phần rắc rối.
Nếu bạn tự mình bấm huyệt, thì đầu tiên là biết vùng huyệt nằm (thường ở những chỗ khớp nối trên cơ thể), rồi tìm tìm một lúc thể nào bạn cũng thấy một cái nơi lõm lõm, ấn vào thấy tức tức, căng căng và đấy chắc chắn là huyệt rồi. Khi bấm đúng thì bạn sẽ cảm thấy "Đúng" bằng trực giác của mình, tức là tự nhiên trong vô thức bạn thấy như vậy là Đúng, và điều trực giác báo cho bạn thì chắc chắn là Đúng thật, bời vì trực giác do phần sâu của não mà ra, mà phần sâu của não thì luôn có sợi dây kết nối giữa bệnh tật và huyệt đạo, vì thế trực giác bảo đúng thì sẽ là Đúng. Còn nếu bạn ở trường hợp 50/50 thì hãy tiếp tục tìm kiếm vị trí của huyệt, thay đổi lực bấm, thay đổi kĩ thuật bấm thành day, ấn, véo, gõ... đồng thời chờ xem trực giác của bạn báo cho bạn điều gì, chắc chắn nếu cẩn thận bạn sẽ biết được mình bấm đúng hay chưa. Bấm đúng thì thấy dễ chịu, thích thú, muốn bấm tiếp còn bấm sai thì thấy "sai sai cái gì đó", thấy không thích, thấy muốn thay đổi.
Đơn giản chỉ là vậy thôi, hãy lấy trực giác của chính bạn mà kiểm chứng bạn đã bấm đúng huyệt hay chưa, bởi vì bộ ba Trực giác - Bệnh tật - Huyệt đạo hoàn toàn nằm trên người bạn, chúng kết nối với nhau ở tầng sau trong hệ thần kinh, vì thế người ta mới có câu: Chẳng ai hiểu mình bằng chính mình
Nếu bạn muốn thực hành bấm huyệt để chủ động chăm sóc sức khoẻ của mình (Liệu chúng ta có thể tự chăm sóc sức khoẻ cho mình?), thì có thể tham khảo video bên dưới, nó đủ thú vị để bạn thử nghiệm đấy.
Tuyển tập bài viết truyền cảm hứng về chăm sóc sức khoẻ bằng Y học truyền thống (Phần 1)
!!! Tuyển tập bài viết truyền cảm hứng về chăm sóc sức khoẻ bằng Y học truyền thống