Thư giãn với những cảm giác từ cơ thể là khoẻ nhất

Lắng nghe cơ thể trong thư giãn là khoẻ nhất

Tâm trí có thói quen hoạt động liên tục không nghỉ

Không biết tâm trí của bạn khi đọc bài viết này có yên tĩnh hãy không nhưng đa phần những người bệnh tôi gặp đều nói rằng tâm trí họ cứ liên tục hiện ra những suy nghĩ, ý tưởng, hình ảnh và rất khó tập trung, thậm chí có những người trước giờ đi ngủ cũng không có cách nào làm cho tâm trí trở nên tĩnh lặng, thư giãn, yên ổn để đi vào giấc ngủ tự nhiên và đành phải chịu một buổi đêm ngủ chập chờn, hoặc mất ngủ. Người có tâm trí khoẻ mạnh là người có thể chủ động với tâm trí của mình, tức là muốn nghĩ ngợi, suy tính, phân tích hay tưởng tượng để giải quyết một vấn đề gì đó thì tâm trí của họ sẽ làm việc đấy. Còn sau đó, khi họ ngồi ăn cơm thì tâm trí họ lại hoàn toàn có thể trở về với những cảm giác trong lúc ăn cơm như tư thế ngồi ăn, mùi vị thức ăn, sự tiếp xúc của lưỡi, răng với thức ăn...hoặc nếu họ thích ngồi nghỉ ngơi, nghe nhạc hoặc ngắm cảnh thì tâm trí họ sẽ hoàn toàn ổn định trong tiếng nhạc, sự thư giãn hoặc những cảnh vật mà họ nhìn. Người khoẻ mạnh thì tâm trí luôn sáng suốt, không bị nhiễu bởi những điều diễn ra trong quá khứ, tâm trí họ cứ an ổn, tự nhiên cảm nhận những gì mà cơ thể họ đang cảm nhận mà thôi. Người ta nói gọi đó là giờ nào việc đấy.

Ngược lại, có rất nhiều người có tâm trí không hề khoẻ chút nào với nhiều biểu hiện đa dạng có thể kể ra một số như sau:

  1. Khó tập trung vào một việc đang làm, ví dụ bạn ngồi ăn cơm và bạn cứ nhớ về những việc trong quá khứ, những chuyện của cơ quan, những điều không liên quan đến bữa ăn của bạn. Vấn đề là ở chỗ, những suy tưởng này không hề giúp bạn tìm ra giải pháp tốt hơn cho những việc bạn đang làm, nó chỉ đơn giản làm bạn mệt hơn, rối trí hơn mà thôi. Biểu hiện này thì có lẽ ai cũng gặp phải, nhưng nếu bạn để nó thành thói quen, lặp đi lặp lại nhiều lần làm cho bạn rất khó khăn để nhận biết những gì trong hiện tại thì dần dần tâm trí bạn sẽ trở thành bệnh suy nhược thần kinh
  2. Tập trung một lúc là khó giữ được tỉnh táo, sáng suốt: thường đây là biểu hiện của trạng thái suy nhược thần kinh, bạn khó giữ được trạng thái tỉnh táo, cảm thấy buồn ngủ, tâm trí tối dần, khó tư duy, khó tưởng tượng... bạn cảm thấy như bị chìm trong trạng thái tối tăm, mờ mịt giống như bị chìm xuống biển.
  3. Tâm trí thích những điều lý luận cao siêu: đây là tâm trí của những người hay ham thích những điều cao siêu, thần bí, huyền hoặc, xa thực tế. Hoặc thích tu luyện, đạt được những cảnh giới cao siêu. Những người có tâm trí như vậy rất khó cảm nhận cơ thể, bởi vì đa phần họ dành thời gian cho việc tưởng tượng nhiều hơn là cảm nhận cái thực tế. Những người có tâm lý này dễ nhận ra bởi vì ít khi họ nói về những điều đang diễn ra xung quanh họ như là nó đang diễn ra, đa phần họ nói ở một dạng mà mình họ hiểu mà thôi. 
thu gian
Thư giãn với những cảm giác từ cơ thể là khoẻ nhất

Thư giãn với những cảm giác từ cơ thể là khoẻ nhất

Thực hành như vậy tưởng chừng như dễ dàng, nhưng thực tế bạn khó có thể "cột" tâm trí của mình trở về với thân thể lắm. Bởi vì tâm trí không bị dàng buộc bởi hình dạng, sự giới hạn về cấu trúc vật lý vì thế tâm trí rất dễ "bay ra" khỏi cơ thể để đi chơi, để tưởng tượng và vi vu trong những âm thanh, hình ảnh mà nó tự tạo ra. Nếu có thể bạn sẽ thực hành thế này nhé: 

  1. Ngồi thoải mái tại nơi nào đó bạn ưa thích
  2. Đưa tâm trí về cảm nhận vị trí của cơ thể, ví dụ chân bạn đang ở vị trí nào, thân bạn đang ở vị trí nào, tay bạn đang đặt lên đâu, đầu bạn đang gối vào đâu hoặc đang ở vị trí nào.
  3. Nếu khi cảm nhận đến đây mà tâm trí bạn bắt đầu rời xa cơ thể, tức là bị xem vào bởi những suy nghĩ về công việc, những nghi ngờ về phương pháp mà tôi hướng dẫn hay sự buồn ngủ, mệt mỏi hoặc một điều gì đó làm bạn mất tập trung thì tâm trí bạn đang bị mệt mỏi nhiều rồi đấy, hãy ngủ một giấc nếu bạn cảm thấy buồn ngủ hoặc tập lại từ đầu nếu bạn việc cảm nhận nếu bạn thấy đủ tỉnh táo
  4. Nếu bạn vẫn tiếp tục cảm nhận được tư thế của mình, thì bước tiếp theo bạn hãy tiếp tục cảm nhận những gì mà đôi chân của bạn, vùng thân, vùng tay, vùng đầu đang tiếp xúc với cái gì, ví dụ chân chạm xuống đất thì hiện ra cảm giác gì thì bạn biết cảm giác đó, bắp chân, bắp đùi của bạn đang tiếp xúc với cái gì thì và có cảm giác nào hiện ra từ sự tiếp xúc đấy thì bạn cứ tiếp tục cảm nhận,... cứ như vậy bạn sẽ nhận biết những cảm giác được hiện ra khi cơ thể bạn tiếp xúc với những đồ vật xung quanh.
  5. Hãy cảm nhận như thế và cứ từ từ tâm trí của bạn sẽ dần dần quen với việc trở lại với cơ thể qua cảm giác, việc làm này vô cùng tốt vì nó sẽ giúp bạn thấy thư giãn vô cùng tuyệt vời.

Chăm sóc sức khoẻ chủ động có bản chất là việc biết cách trở về với cơ thể qua cánh cửa cảm giác, để hiểu hơn về cơ thể, để cùng cơ thể vượt qua những trở ngại do bệnh tật và cùng cơ thể sống khoẻ hơn, sống lâu hơn. Chúc bạn thành công với việc trở lại với cơ thể.

Bản chất của Bấm huyệt là gì?

Giải thích về Kinh lạc dễ hiểu như kiến thức Cấp 2

Bệnh tật là bài học không phải kẻ thù

Thói quen ra lệnh tai hại của tâm trí với cơ thể

Tuyển tập bài viết truyền cảm hứng về chăm sóc sức khoẻ bằng Y học truyền thống (Phần 1)

!!! Tuyển tập bài viết truyền cảm hứng về chăm sóc sức khoẻ bằng Y học truyền thống

hoc tri lieu online

 

dang ki tu van